- 420k
- 1k
- 870
Tuyển dụng được ứng viên để lấp đầy khoảng trống nhân lực trong tổ chức không phải là thước đo duy nhất để đánh giá thành công của kỳ tuyển dụng. Triển khai một kỳ tuyển dụng là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố từ nhân sự đến nghiệp vụ, vì vậy, các tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyển dụng cũng rất đa dạng. Đó là những tiêu chí gì, tiêu chuẩn đánh giá ra sao, TalentBold sẽ chia sẻ đến bạn ngay sau đây.
Tuyển dụng là một hoạt động cốt lõi trong tổ chức. Nhân lực là yếu tố mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhưng quá trình tuyển dụng nhân lực cũng tiêu hao tài nguyên của doanh nghiệp đó.
Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyển dụng nhắm đến mục tiêu
Tối thiểu tiêu hao tài nguyên tuyển dụng như chi phí, nhân lực, thời gian…
Tối đa lợi ích doanh nghiệp từ những đóng góp của ứng viên trúng tuyển
Xây dựng dữ liệu cơ sở cho việc hoàn thiện:
Môi trường làm việc đoàn kết, giữ chân nhân tài hiệu quả
Cải thiện nhanh chiến lược tuyển dụng trong tương lai theo kịp xu hướng
Trong xu hướng tuyển dụng ngày nay, những tiêu chí TalentBold đề cập được xem là thành phần không thể thiếu trong bất cứ kỳ đánh giá hiệu quả tuyển dụng nào. Doanh nghiệp có thể lựa chọn những tiêu chí phù hợp, không nhất thiết phải sử dụng mọi tiêu chí trong bảng danh sách dưới đây:
Tiêu chí này phản ánh chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có thể tuyển dụng thành công một nhân sự. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá:
Ngân sách tuyển dụng được sử dụng phù hợp hay không?
Nguồn tuyển dụng nào mang lại hiệu quả tài chính tốt nhất
Điều chỉnh ngân sách cho những nhu cầu tuyển dụng năm sau…
Công thức = Tổng chi phí tuyển dụng trong kỳ / Tổng số nhân sự được tuyển dụng trong kỳ
>>> Tham khảo: Cách để giảm chi phí tuyển dụng
Phản ánh tốc độ tuyển dụng nhân sự thành công của doanh nghiệp. Việc để trống một vị trí quá lâu đều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cạnh tranh nhân lực ngày một tăng cao, nếu tốc độ tuyển dụng chậm, đồng nghĩa khả năng vụt mất nhân tài sẽ cao.
Tiêu chí này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá:
Hiệu quả lựa chọn nguồn cung ứng viên cho từng vị trí
Quy trình tuyển dụng của tổ chức cần hoàn thiện hoặc giảm bớt những khâu nào
So sánh với thời gian tuyển dụng bình quân của các đối thủ trong ngành…
Công thức = Tổng số thời gian tuyển dụng theo kỳ hoặc theo vị trí / Tổng số nhân sự tuyển dụng theo kỳ hoặc theo vị trí
>>> Hữu ích: Cân bằng chi phí và thời gian tuyển dụng mang lại hiệu quả cao
Mỗi vị trí có những nhóm nguồn cung ứng viên phù hợp khác nhau như:
Trang web tuyển dụng trực tuyến
Diễn đàn, hội nhóm chuyên ngành
Mỗi nhóm nguồn cung ứng viên lại có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ. Vị trí càng khó tuyển thì chi phí trả cho nguồn cung ứng viên sẽ càng cao. Tuy nhiên, cùng một chất lượng ứng viên vẫn có những nguồn cung mang đến hiệu quả tài chính tốt hơn cho doanh nghiệp.
Muốn phát hiện và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn cung ứng viên hiệu quả thì doanh nghiệp cần đánh giá tiêu chí này theo công thức:
Tổng số ứng viên tiềm năng từ nguồn cung A / Tổng chi phí trả cho nguồn cung A
Tổng số ứng viên trúng tuyển từ nguồn cung A / Tổng chi phí trả cho nguồn cung A
Tiêu chí này thường được sử dụng sau khi ứng viên trúng tuyển làm việc tại doanh nghiệp tối thiểu là 01 năm. Khi đó mới có những dữ liệu đánh giá tương đối chuẩn xác những gì nhân sự mới mang lại cho tổ chức
Thông thường, doanh nghiệp sẽ có mức hiệu suất làm việc trung bình cho nhân viên mới. Mức hiệu suất này được tổng hợp từ nhiều thế hệ nhân viên mới hoặc từ số liệu thu thập ở những doanh nghiệp cùng ngành. Từ đó, doanh nghiệp sẽ so sánh và đánh giá mức độ năng lực của nhân viên vừa trúng tuyển.
Chất lượng ứng viên tuyển dụng giúp doanh nghiệp:
Thiết lập tiêu chuẩn hiệu suất làm việc hiệu quả cho những nhân viên mới
Đánh giá hiệu quả có được so với chi phí tuyển dụng chi ra
Xác định năng lực của nhân viên mới, từ đó lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
Công thức = Hiệu suất làm việc trung bình của nhân viên của nhân viên mới / Hiệu suất làm việc trung bình của nhân sự tại cùng vị trí
Một số nơi sẽ gọi đây là tiêu chí đánh giá sự hài lòng của nhân viên. Trước đây, doanh nghiệp thường chỉ quan tâm những gì mình nhận được mà ít khi chú ý đến sự hài lòng của nhân viên.
Nhưng giờ đây, khi nhân tài là vốn tài sản quý của mỗi tổ chức thì tiêu chí này luôn là yếu tố đánh giá không thể bỏ qua. Trường hợp nhân viên rời doanh nghiệp ngay năm đầu tiên không phải là hiếm nhưng đây cần được xem là dấu hiệu cảnh báo cho vấn đề tuyển dụng yếu kém hoặc cần cải thiện gấp những chính sách nhân sự không phù hợp.
Công thức = Tổng số nhân viên nghỉ việc sau 1 năm làm việc / Tổng số nhân viên tuyển dụng mới trong năm đó
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyển dụng có thể giống nhau về nội dung nhưng sẽ khác nhau về tiêu chuẩn, mức độ đánh giá. Bởi lẽ, đặc thù ngành nghề, năng lực tài chính, kỳ vọng tuyển dụng… của mỗi doanh nghiệp đều có sự khác biệt. Từ những tiêu chí TalentBold đã chia sẻ, doanh nghiệp chắc chắn đã nắm rõ những nền tảng đánh giá hiệu quả tuyển dụng phù hợp xu hướng thời đại nhất. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng tiêu chuẩn thang điểm cho từng tiêu chí, tương thích mỗi vị trí tuyển dụng, thúc đẩy hoàn thiện hệ thống đánh giá tuyển dụng trong toàn tổ chức.