maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Phát triển nghề nghiệp cấp cao

Cách xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên

Cách xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên

Thăng tiến trong sự nghiệp là kỳ vọng mà bất cứ nhân viên nào cũng hướng đến. Bản thân nhân viên không thông thạo về quy chế phát triển nhân sự trong doanh nghiệp, vì vậy, chính doanh nghiệp sẽ là vạch ra lộ trình thăng tiến cho từng vị trí, giúp nhân viên định hướng và củng cố niềm tin với tổ chức. Cái khó là doanh nghiệp sẽ áp dụng cách xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên thế nào để thu hút và giữ chân nhân tài tốt nhất. Đây chính là nội dung mà quân sư TalentBold gửi đến bạn hôm nay.

MỤC LỤC
1- Lộ trình thăng tiến là gì?
2- Tại sao cần xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên?
3- Quy trình xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên
4- Lưu ý khi xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên

 

Tuyển dụng việc làm hấp dẫn

1- Lộ trình thăng tiến là gì? 

Lộ trình thăng tiến là một sơ đồ thể hiện trình tự phát triển theo cấp bậc của một nhân viên trong ngắn và dài hạn theo quy chế phát triển nhân sự của mỗi doanh nghiệp. Không chỉ thể hiện đích đến là các vị trí cấp bậc tăng dần, sơ đồ lộ trình còn cung cấp cho nhân viên những phương thức để chinh phục những đích đến đó thông qua tiêu chuẩn công việc, nhiệm vụ, kinh nghiệm, mức độ thành tích, thang điểm đánh giá năng lực, kỹ năng nghiệp vụ...

Nhìn vào lộ trình thăng tiến, nhân viên hình dung ngay được mục tiêu gần nhất mà mình có thể chinh phục là gì, cần trang bị gì để đạt được mục tiêu đó, thời gian nhanh nhất để được thăng cấp bậc... , từ đó khơi dậy động lực, ý chí phấn đấu nơi từng nhân sự.

lộ trình thăng tiến là gì>>>> Xem thêm: Xác định mục tiêu nghề nghiệp của bản thân

2- Tại sao cần xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên? 

Lộ trình thăng tiến cho nhân viên không chỉ mang đến lợi ích cho nhân viên mà còn cho cả doanh nghiệp áp dụng lộ trình đó:

2.1. Phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng

Những doanh nghiệp có lộ trình thăng tiến hiệu quả cho nhân viên sẽ là những doanh nghiệp có quy chế quản lý nhân sự rõ ràng, công bằng. Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng, giúp doanh nghiệp thuận lợi thu hút nhân tài.

2.2. Thôi thúc động lực làm việc trong tổ chức

Nhân viên biết rằng những gì họ đóng góp cho doanh nghiệp đều được ghi nhận đầy đủ. Chỉ cần tích lũy đủ theo tiêu chuẩn đặt ra, họ sẽ đạt được mục đích tiếp theo trong lộ trình thăng tiến. Động lực làm việc trong mỗi nhân viên nhờ vậy luôn được khích lệ từng ngày.

2.3. Tăng tỷ lệ gắn kết làm việc

Lộ trình thăng tiến minh bạch. rõ ràng, áp dụng đúng theo cam kết sẽ tạo niềm tin tuyệt đối của nhân viên dành cho tổ chức. Dù nơi khác trả mức lương cao hơn chưa chắc nhân viên sẽ chuyển việc, vì suy cho cùng, một môi trường làm việc ổn định, quan tâm quyền lợi và kỳ vọng của nhân viên mới chính là nơi mà nhân viên muốn gửi gắm. Tỷ lệ chuyển việc càng thấp lại càng thôi thúc nhân viên gắn kết lâu dài.

tại sao cần xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên
>>>> Bạn xem thêm: Trade marketing là gì? Lộ trình thăng tiến dành cho các trade marketer

2.4. Chủ động nguồn ứng viên quản lý

Những việc làm hấp dẫn

QA Manager (Textile)

Bình Định, Gia Lai, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, QA/QC

Sales Manager (Motorbike Accessories)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Ôtô / Xe Máy, Bán hàng (Khác)

IT Manager (Chinese or English)

Hà nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm , Sản Xuất

Head of Sales (Freight Forwarding)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic

Sales Manager (Logistics)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Vận Chuyển/Giao Nhận, Bán hàng (Khác), Sales Logistic

Tuyển dụng vị trí quản lý cao cấp rất khó tìm ứng viên, mặt khác ứng viên bên ngoài dù giỏi chuyên môn nhưng không thông thạo quy trình, định hướng của doanh nghiệp. Với lộ trình thăng tiến cho nhân viên, doanh nghiệp sẽ chủ động đào tạo, bồi dưỡng nhân viên giỏi theo từng cấp bậc, đảm bảo chất lượng ứng viên cực cao cho các vị trí quản lý trong tương lai.

3- Quy trình xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên 

Tầm quan trọng của một lộ trình thăng tiến chất lượng cho nhân viên đã được chứng minh. Việc tiếp theo là làm thế nào doanh nghiệp có thể sở hữu những lộ trình tốt nhất cho từng vị trí để đạt được giá trị cao mà lộ trình thăng tiến mang lại. Câu trả lời sẽ có trong phần quy trình xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên theo trình tự các bước sau:

3.1. Thiết lập sơ đồ lộ trình thăng tiến

Nói đơn giản là vẽ ra sơ đồ các cập bậc phát triển từ thấp đến cao trong tổ chức. Ví dụ : thực tập sinh -> nhân viên chính thức -> chuyên viên (chia theo nhiều nhóm chuyên môn cụ thể) -> trưởng nhóm (theo nhóm chuyên môn cụ thể) -> phó phòng -> trưởng phòng

Sơ đồ lộ trình chỉ bao gồm những vị trí mục tiêu chứ chưa cần thể hiện chi tiết tiêu chuẩn cho vị trí mục tiêu đó. Mục đích để nhân viên nhìn thấy được cấu trúc phòng ban tổng quát, cùng với đó xác định được hiện tại mình đang ở đâu, còn bao nhiều cấp bậc để chinh phục.

3.2. Ghi nhận những khó khăn, bất cập thực tế

Không ai hiểu rõ những khó khăn thực tế trong công việc bằng chính nhân viên triển khai công việc đó. Những buổi trao đổi, họp giao ban, người quản lý nên lồng ghép việc ghi nhận những phản hồi của nhân viên về những bất cập, khó khăn mà họ đang phải đối mặt. Kèm theo đó là những giải pháp đề xuất từ chính nhân viên.

Đây là nguồn dữ liệu cực kỳ quan trọng, nó cho thấy những tiêu chuẩn mà doanh nghiệp sử dụng để đánh giá, tuyển dụng, đào tạo nhân viên dường như chưa hoàn hảo. Từ những thông tin bổ sung này, doanh nghiệp mới xác định chuẩn xác những tiêu chuẩn mà từng vị trí trong lộ trình cần có và đưa vào hành trình chinh phục lộ trình thăng tiến để nhân viên nắm bắt.

3.3. Bản mô tả công việc từng vị trí trên sơ đồ lộ trình

Đây là văn bản nội bộ, mô tả chi tiết tất tần tật những yêu cầu công việc đối với từng vị trí chứ không giống bản tin tuyển dụng chỉ súc tích những nhiệm vụ quan trọng. Nhìn vào nhân viên sẽ thấy rõ mọi thông tin cốt lõi từ trình độ học vấn, nhiệm vụ công việc, kỹ năng cần thiết, yêu cầu tố chất...

Đây là cẩm nang quan trọng để nhân viên thiết lập lộ trình thăng tiến cho riêng mình tương thích nhất với lộ trình doanh nghiệp đã vạch ra. Bản mô tả công việc cũng là cách thức tỉnh nhân viên quay về thực tại, ý thức được năng lực của bản thân và chấp nhận từng bước từng bước hoàn thiện cho mục tiêu vị trí cao hơn gần nhất.

quy trình xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên
>>>> Có thể bạn quan tâm: Lộ trình thăng tiến dành cho ngành QS

3.4. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất

Mỗi vị trí trong sơ đồ lộ trình sẽ có những thang điểm đánh giá khác nhau về kết quả hoàn thành công việc. Bên cạnh quy định chung thì việc thể hiện ý thức, hành động và thành tích của những nhân viên xuất sắc trong quá khứ cũng rất được chú trọng. Để nhân viên có thể so sánh, tiêu chuẩn là vậy nhưng để có được sự đề bạt thăng tiến thành tích của “tiền bối” phải tốt cỡ này đây. Như vậy, đạt chưa phải là đích đến cuối cùng mà phải tốt và tốt hơn nữa.

3.5. Các hình thức hỗ trợ lộ trình thăng tiến

Những khóa học nghiệp vụ bên ngoài đôi khi khá tốn kém, nếu doanh nghiệp xem đó là tiêu chí không thể thiếu thì doanh nghiệp nên hỗ trợ nhân viên một số khóa học kỹ năng nghiệp vụ cốt lõi như kỹ năng lãnh đạo, thuyết trình, làm việc nhóm...

Như vậy, giáo trình vừa sát yêu cầu thực tế công việc, nhân viên vừa phát triển năng lực lại không phải tốn kém nhiều thời gian, chi phí. Hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ được xem như một phúc lợi thiết thực, mang đến lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp. Tất cả những nội dung hỗ trợ cần được liệt kê đầy đủ trong lộ trình thăng tiến để nhân viên biết mình nên chủ động học cái nào, nên đợi doanh nghiệp đào tạo cái nào, tránh lãng phí.

3.6. Quyền lợi và phúc lợi cho từng vị trí

Điểm thôi thúc nhất cho hành trình chinh phục chính là quyền lực, quyền lợi và phúc lợi. Quyền lực thì nhìn vào sơ đồ và bản mô tả công việc đã có thể thấy rõ. Về quyền lợi và phúc lợi, doanh nghiệp chỉ nên đưa những thông tin theo nội dung, không nên cụ thể bằng con số vì theo thời gian, con số có thể thay đổi. Ngoài quyền và phúc lợi cho nhân viên, thì việc quan tâm chăm sóc người nhà của nhân viên cũng sẽ tạo động lực rất lớn. Ví dụ, mua bảo hiểm sức khỏe cho người nhà với giá ưu đãi, du lịch định kỳ cho người nhà đi cùng, học bổng cho con nhân viên xuất sắc...

4- Lưu ý khi xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên 

Để có một lộ trình thăng tiến cho nhân viên chất lượng, đáp ứng tối đa kỳ vọng phát triển nhân sự theo định hướng riêng của tổ chức thì ngoài việc áp dụng quy trình triển khai chung, doanh nghiệp cần lưu ý thêm một số điểm sau:

4.1. Đủ năng lực hiện thực hóa lộ trình

Lộ trình xây dựng niềm tin nhân viên dành cho doanh nghiệp, nhưng nếu lộ trình chỉ tồn tại trên giấy mà không hiện thực hóa trong thực tế thì nguy hại từ việc mất niềm tin sẽ còn lớn hơn. Sau này, dù doanh nghiệp có đủ năng lực để thực hiện cam kết ở những lộ trình tương lai, lòng tin của nhân viên cũng chẳng quay về. Do đó, hãy luôn cân nhắc năng lực doanh nghiệp trước khi đưa ra những viễn cảnh tươi đẹp trong lộ trình thăng tiến của từng nhân sự. Đã hứa với nhân viên thì cần thực hiện, đó là lời cam kết mang lại sự thành công của tổ chức.

4.2. Nhân viên chịu trách nhiệm chính trên hành trình chinh phục

Ai cũng muốn rút ngắn lộ trình thăng tiến để thành công nhanh hơn, được ca tụng nhiều hơn. Vì vậy, nếu doanh nghiệp cho phép nhân viên tùy ý chinh phục mục tiêu, có gì doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm thì những cách thức cạnh tranh, chinh phục thiếu lành mạnh chắc chắn sẽ phát sinh.

lưu ý khi xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên
>>>> Bạn xem thêm: Mục tiêu là gì? Vai trò của mục tiêu trong sự nghiệp và đời sống

Do đó, doanh nghiệp phải xác định tư tưởng cho nhân viên ngay từ đầu, chính nhân viên là người chịu trách nhiệm cho những sai sót khi tất trách trong quá trình chinh phục mục tiêu, doanh nghiệp sẽ luôn đồng hành cùng họ với vai trò hỗ trợ, chứ không chịu trách nhiệm thay họ.

4.3. Trao quyền phù hợp cho từng vị trí

Sự sáng tạo, linh hoạt xử lý vấn đề cần được trao quyền phù hợp. Việc này giúp nhân viên chủ động hơn, đồng thời cũng học hỏi được nhiều hơn từ những phát sinh trong công việc. Về phía doanh nghiệp, cách trao quyền hợp lý cũng sẽ giúp tổ chức tiết kiệm thời gian, công sức trong việc hỗ trợ nhân viên, tập trung nhiều hơn nguồn lực vào các định hướng mang tính chiến lược.

Cách xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên cần gắn kết chặt chẽ lộ trình phát triển của tổ chức. Quân sư TalentBold luôn nhấn mạnh tổ chức về tính nghiêm túc khi thiết lập lộ trình thăng tiến cho nhân viên, đừng chỉ là lời hứa suông mà hãy là thực tế với minh chứng rõ ràng từ những thế hệ nhân viên đi trước. Như vậy, nhân viên mới nhận thấy sự thiết thực và tính khả thi trong lộ trình đã được hoạch định. Niềm tin chính là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy động lực cống hiến của từng nhân sự dành cho doanh nghiệp.

Dịch vụ trợ lý tuyển dụng
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng