maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cẩm nang kiến thức

CPI là gì? Ai nên quan tâm đến Chỉ số giá tiêu dùng?

CPI là gì? Ai nên quan tâm đến Chỉ số giá tiêu dùng?

Tình hình giá cả trên thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền và cách thức chi tiêu sinh hoạt của mọi người dân, vì vậy, trong hàng loạt những con số thống kê thì chỉ số giá tiêu dùng CPI vẫn là con số mang lại ý nghĩa thực tiễn sát với đời sống người dân. Cũng chính vì vậy, bài viết hôm nay, quân sư TalentBold sẽ cập nhật đầy đủ thông tin CPI là gì? Công thức tính và giá trị dữ liệu này mang lại.

MỤC LỤC:
1- CPI là gì?
2- Công thức tính CPI
3- Vai trò, ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng
4- Mối quan hệ của CPI
5- Chỉ số giá tiêu dùng CPI do ai cung cấp và phục vụ cho những ai?


Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn

>>> Xem thêm: Việc làm tiếng Trung tại TalentBold

1- CPI là gì? 

CPI – viết tắt của cụm từ Consumer Price Index – tạm dịch Chỉ số giá tiêu dùng – là con số phản ánh mức giá trung bình mà mỗi người dân phải bỏ ra khi tiêu thụ một trong các loại sản phẩm thiết yếu:

  • Hàng hóa: thực phẩm, đồ uống, quần áo, xăng dầu, bất động sản, rau củ quả…

  • Dịch vụ: giáo dục, truyền thông, giải trí, y tế, vận tải…

Thông qua chỉ số CPI, người tiêu dùng có thể nhận biết được, với cùng loại hàng hóa / dịch vụ đó, với cùng số lượng tiêu thụ thì giá cả đã có sự thay đổi như thế nào theo thời gian. Đơn vị tính CPI là tỷ lệ phần trăm (%), cho thấy mức độ tăng giảm giá cả trong một khoảng thời gian nhất định.

2- Công thức tính CPI 

Một quy trình tính chỉ số CPI chuẩn sẽ trải qua các bước:

2.1. Xác định chủng loại hàng hóa / dịch vụ

Mỗi loại hàng hóa / dịch vụ thiết yếu sẽ có một chỉ số CPI khác nhau. Do đó, khi tính chỉ số CPI, điều đầu tiên là cần xác định sẽ có bao nhiêu chủng loại hàng hóa / dịch vụ trong giỏ hàng và số lượng mỗi loại là bao nhiêu

2.2. Thu thập dữ liệu giá cả

Những việc làm hấp dẫn

VFX ARTIST (2D/3D)

Hà nội Báo chí/ Truyền hình, Kỹ thuật ứng dụng , Tư vấn

Quản Lý Ngành Hàng (FMCG)

TP.HCM Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Thu thập giá cả của từng loại sản phẩm trong giỏ hàng ở cả thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Mục đích là tạo nên tính đồng bộ dữ liệu thu thập ở cả hai thời điểm dùng làm cơ sở tính toán chỉ số giá tiêu dùng CPI.

CPI là gì

>>> Bạn có thể xem thêm: Lạm phát là gì? Lạm phát ảnh hưởng thế nào đến việc làm?

2.3. Tổng hợp chi phí giỏ sản phẩm

Thực hiện phép nhân Số lượng sản phẩm với Giả cả sản phẩm tương ứng, sau đó cộng tất cả lại để ra được tổng chi phí giỏ hàng ở mỗi thời điểm tính toán.  

2.4. Công thức xác định chỉ số giá tiêu dùng CPI

Công thức tính chỉ số CPI là:

Trong đó:

t: là thời điểm kết thúc giai đoạn khảo sát, thu thập thông tin giá cả

cơ sở: là thời điểm bắt đầu giai đoạn khảo sát, thu thập thông tin giá cả

pt: giá ở thời điểm t

p0: giá ở thời điểm cơ sở

q0: số lượng sản phẩm ở thời điểm cơ sở

p t: giá ở thời điểm t

p0: giá ở thời điểm cơ sở

i: là chủng loại hàng hóa, dịch vụ

3- Vai trò, ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng 

3.1. Vai trò chỉ số giá tiêu dùng CPI

3.1.1. Dự báo tình hình lạm phát

Những người tiêu dùng cuối cùng sẽ chịu tác động lạm phát nhiều nhất, và lạm phát bao nhiêu, tốc độ tăng ra sao đều được thể hiện thông qua chỉ số giá tiêu dùng CPI.

3.1.2. Phản ánh hiệu quả chính sách kinh tế

Để kiềm chế lạm phát, nền kinh tế quốc gia sẽ áp dụng nhiều chính sách như quy định giá trần nguyên vật liệu, hỗ trợ thuế VAT… Muốn biết những chính sách này khi kết hợp cùng nhau có hiệu quả hay không, chỉ cần nhìn vào chỉ số CPI.

Vai trò của CPI

3.1.3. Thay đổi các chỉ số kinh tế khác

Chỉ số CPI liên quan mật thiết đến giá cả hàng hóa, mà giá cả lại có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều chỉ số kinh tế khác, như chỉ số tăng trưởng kinh tế, chỉ số tiền tệ, chỉ số GDP, phân hạng mức độ thu nhập quốc dân… Do đó, kiểm soát được chỉ số giá tiêu dùng CPI, nhà nước sẽ tạo dựng được nền tảng kiểm soát tốt các chỉ số kinh tế khác.

3.2. Ý nghĩa chỉ số giá tiêu dùng CPI

3.2.1. Phản ánh mức độ thay đổi giá bán

Nhìn vào chỉ số giá tiêu dùng CPI, từ các chuyên gia kinh tế đến người dân đều có thể theo dõi mức độ thay đổi chi phí sinh hoạt trong đời sống ở nhiều khoảng thời gian khác nhau. Chẳng hạn, khi tỷ lệ % CPI tăng nghĩa là mức giá tiêu thụ trung bình dành cho mặt hàng thiết yếu đó đang tăng lên, người dân phải tốn nhiều tiền hơn để mua cùng một lượng hàng hóa / dịch vụ như trước.

3.2.2. Báo động tình trạng biến động giá quá mức

Trước khi biến động giá cả tiêu dùng vượt ngưỡng an toàn, chính phủ và các bộ ngành kinh tế sẽ nhận thấy mức độ cảnh báo thông qua chỉ số giá tiêu dùng CPI. Từ đó có những hành động kịp thời nhằm ngăn chặn, tránh rủi ro phát sinh làm ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.

3.2.3. Đo lường mức độ lạm phát

Chỉ số CPI tăng cao nghĩa là lạm phát tăng vì chỉ số này phản ánh biến động giá bán lẻ những hàng hóa / dịch vụ thiết yếu mà hầu hết mọi người dân đều sử dụng như gạo, điện, nước… Nếu không kiểm soát tốt, có thể dẫn đến siêu lạm phát, khủng hoảng kinh tế.

Mối quan hệ CPI

4- Mối quan hệ của CPI 

Dưới đây là những giải thích cặn kẽ hơn mối quan hệ giữa CPI và nhiều chỉ số kinh tế quan trọng đối với nền kinh tế ở cả vi mô và vĩ mô:

4.1. Mối quan hệ giữa CPI và Lạm phát

Lạm phát hiểu đơn giản đó là tình trạng hàng hóa / dịch vụ chung của xã hội đang tăng lên, đồng nghĩa đồng tiền của quốc gia đang mất giá. Người dân sẽ phải tốn lượng tiền nhiều hơn để có thể sở hữu một lượng hàng hóa / dịch vụ như cũ. Ví dụ một tô phở giữa năm 2022 là 40.000 đồng, nhưng đến giữa năm 2023 thì đã là 50.000 đồng cùng với chất lượng, hình thức y chang.

Mối quan hệ giữa CPI và Lạm phát thể hiện qua việc các nhà kinh tế sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI để đo lường mức độ Lạm phát trên thị trường. Bởi lẽ, chỉ số CPI được tính toán dựa trên những thu thập số liệu từ những hàng hóa / dịch vụ cụ thể. 

Chỉ số này biến động theo khoảng thời gian điều tra số liệu, có tăng, có giảm theo con số tỷ lệ phần trăm (%) chi tiết nên dễ dàng nhận định được tình trạng Lạm phát trên thị trường đang tăng hay giảm và tăng / giảm mức độ bao nhiêu.

  • Chỉ số CPI tăng, số lượng hàng hóa / dịch vụ mua được ít hơn, đồng tiền mất giá, lạm phát tăng

  • Chỉ số CPI giảm, số lượng hàng hóa / dịch vụ mua được nhiều hơn, đồng tiền có giá, lạm phát giảm

Để nói là Lạm phát tăng hay Lạm phát giảm cái nào tốt hơn cái nào thì thật sự không có sự tuyệt đối một phía, mà sẽ dựa trên chính sách và các mục tiêu kinh tế mà chính phủ và bộ ngành kinh tế đang hướng tới.

Ví dụ khi Lạm phát tăng, đồng tiền nội tệ mất giá hơn so với đồng ngoại tệ (tốn nhiều đồng nội tệ hơn để mua 01 đồng ngoại tệ) sẽ kích thích nhập khẩu. Nếu nền kinh tế đang đẩy mạnh nhu cầu nhập khẩu thì Lạm phát tăng là tốt, ngược lại, nếu đang kích thích xuất khẩu thì đây lại là điều không thuận lợi.

4.2. Mối quan hệ giữa CPI và GDP

GDP - viết tắt của Gross Domestic Product -  tạm dịch Tổng sản phẩm quốc nội – là chỉ số tiêu dùng phản ánh tổng giá trị thị trường của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ở một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy, dù là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ cần họ tạo ra sản phẩm ngay trên quốc gia đó thì đều được tính vào GDP của đất nước.

Lạm phát tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia, mà chỉ số CPI lại là cơ sở để xác định mức độ Lạm phát. Bằng quan hệ bắt cầu, có thể nói, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP.

Dựa trên mức độ tăng / giảm của chỉ số CPI theo từng sản phẩm, mức độ lạm phát được xác định tương đối, từ đó nhận định về tốc độ tăng trưởng GDP được hình thành.

Không nhất thiết chỉ số CPI tăng cao thì GDP mới được xem là tăng trưởng hiệu quả. Vì một chỉ số CPI tăng thấp chính là điều kiện cho sản xuất kinh doanh ổn định vẫn đủ sức tạo mức GDP tăng trưởng an toàn.

Ý nghĩa của CPI

5- Chỉ số giá tiêu dùng CPI do ai cung cấp và phục vụ cho những ai? 

5.1. Cục thống kê tỉnh thành phố trực thuộc trung ương

Đây là những cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình thu thập giá tại mỗi khu vực điều tra theo thẩm quyền được phân công. Dựa trên số liệu tổng hợp thông qua sự liên kết, cộng tác theo cấp bậc tại mỗi khu vực từ ngành thống kê, đến điều tra viên và chi tiết hơn là ở các điểm điều tra thu thập giá, chỉ số CPI ngày càng mang lại giá trị phản ánh giá tiêu dùng sát thực tế. Cung cấp nguồn dữ liệu quan trọng có các chiến lược phát triển, cải tiến điều hành quốc gia ở cấp trung ương.

5.2. Các nhà kinh tế quốc gia

Thông qua kết quả tính toán chỉ số CPI, các nhà kinh tế sẽ có cái nhìn thực tế hơn về giá trị mà những chính sách, chiến lược kinh tế áp dụng vào thị trường nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng… liệu có thật sự hiệu quả như kỳ vọng.

5.3. Người dân trong xã hội

Tất cả mọi người dân đều cần bổ sung thông tin về chỉ số giá tiêu dùng CPI để bản thân hiểu rõ tình hình thị trường, biết được mức độ lạm phát, cụ thể là mức độ tăng giá mua trung bình của những hàng hóa / dịch vụ thiết yếu và các sản phẩm tương tự. Nhờ vậy, quá trình kiểm soát việc chi tiêu cá nhân hoặc trong gia đình luôn bám sát thực tế thị trường.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là con số phần trăm (%) phản ánh mức độ tăng / giảm giá mua của hàng hóa / dịch vụ thiết yếu trong một khoảng thời gian nhất định. Như quân sư TalentBold chia sẻ, không chỉ những chuyên viên trong lĩnh vực kinh tế mà mỗi người dân trong xã hội đều cần cập nhật chỉ số CPI thường xuyên để giúp việc quản lý tài chính nâng cao tính hiệu quả ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô.

 Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet


 
talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng