- 420k
- 1k
- 870
Supply Chain Manager – Trưởng phòng quản lý chuỗi cung ứng – đứng đầu phòng ban huyết mạch của cả hệ thống nên doanh nghiệp tuyển dụng và phỏng vấn Supply Chain Manager luôn có sự đầu tư cao hơn những vị trí khác. Hiểu được điều này, hôm nay, quân sư TalentBold sẽ góp thêm chút sức lực giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả săn nhân tài Supply Chain Manager.
MỤC LỤC
1. Lựa chọn nguồn ứng viên Supply Chain Manager phù hợp
2. Tiêu chí khai thác khi phỏng vấn vị trí Supply Chain Manager
2.1. Hiểu biết sâu về quy trình vận hành sản xuất
2.2. Thành thạo phần mềm quản lý chuyên dụng
2.3. Thông thạo ngoại ngữ chuyên ngành
2.4. Kinh nghiệm quản lý đa nhiệm chuyên sâu
2.5. Kỹ năng xử lý sự cố nhạy bén, linh hoạt
2.6. Kỹ năng quản lý nhân sự giỏi
2.7. Kỹ năng thiết lập kế hoạch chuỗi cung ứng
2.8. Kỹ năng quản trị rủi ro
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những điều kiện riêng về ngân sách tuyển dụng, thời gian tìm kiếm, mức độ năng lực ứng viên... Dưới đây, quân sư sẽ tổng hợp tất tần tật những kênh cung cấp nguồn ứng viên tốt nhất cho vị trí Supply Chain Manager, tùy theo điều kiện, doanh nghiệp đều sẽ tìm thấy nguồn cung hiệu quả nhất.
Tiết kiệm chi phí tuyển dụng, gần như bằng 0 đồng
Hiểu rõ năng lực thực tế từng ứng viên chứ không chỉ thông qua CV hay lời giới thiệu
An tâm tốc độ tiếp quản công việc của nhân sự được đề bạt vì họ đã quá thông thuộc quy trình chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
Nhân tài gắn kết lâu dài vì tại doanh nghiệp, lộ trình thăng tiến của họ luôn rộng mở.
Doanh nghiệp chỉ cần chú tâm cho công tác đánh giá và dần đào tạo năng lực quản lý cho lớp nhân sự tài năng là hoàn toàn chủ động về nguồn ứng viên xuất sắc kế thừa vị trí Supply Chain Manager
Vị trí quản lý cao cấp thì website tuyển dụng lựa chọn cũng phải là nơi có ưu thế về lượng ứng viên cao cấp. Nổi bật hiện nay có thể kể đến nguồn ứng viên Supply Chain Manager từ website : HRchannels, Vietnamworks, Careerbuilder, Jobstreet.
Facebook và LinkedIn là hai mạng xã hội mà doanh nghiệp nên thiết lập tài khoản và đầu tư xây dựng. Tại đây, những tính năng liên kết ứng viên được trang bị rất tốt, nhất là tính năng trao đổi, gắn kết nhà tuyển dụng và ứng viên thông qua hội nhóm tuyển dụng theo chuyên ngành, trong đó không thể thiếu nhóm ngành Supply Chain / Logistics.
Doanh nghiệp nên thiết lập chuyên mục tuyển dụng ngay trên website chính thức của tổ chức. Dù là doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn thì đây đều là điều nên làm vì phát triển kênh tuyển dụng riêng đang là xu hướng tuyển dụng trong tương lai, giúp ứng viên chủ động săn tin theo doanh nghiệp mình yêu thích, và giúp doanh nghiệp hạn chế chi phí cho các nguồn cung ứng viên bên ngoài. Nhân tài Supply Chain Manager sẽ thuận lợi chủ động ứng tuyển và nỗ lực cạnh tranh giành suất trúng tuyển.
Các công ty Headhunter với sự tập trung chuyên môn nhân sự lớn, mối quan hệ ngành cung ứng rộng, kỹ thuật sàng lọc ứng viên chuyên nghiệp sẽ là kênh tìm kiếm nhân tài Supply Chain Manager cho mọi yêu cầu doanh nghiệp. Hiệu quả có thể thấy rõ thông qua dịch vụ headhunter tại HRchannels. Với ưu điểm:
Tập trung thu hút, khai thác duy nhất nhóm ứng viên giàu kinh nghiệm cho các vị trí quản lý
Mạng lưới săn ứng viên rộng khắp cả nước, luôn sẵn sàng trong tay lượng hồ sơ ứng viên chất lượng cao đa ngành nghề
Ứng dụng kỹ thuật tuyển dụng tiên tiến từ phần mềm tuyển dụng TalentBold – Hiring, vừa giảm chi phí vận hành, vừa tăng chất lượng quản lý Headhunter.
Công ty HRchannels thuận lợi mang đến cho doanh nghiệp danh sách nhiều ứng viên giỏi để lựa chọn trong thời gian nhanh nhất, mà chi phí còn cạnh tranh nhất thị trường headhunter.
Supply Chain Manager giữ vai trò quyết định cao nhất trong mọi hoạt động quản lý toàn bộ quy trình từ lúc mua nguyên vật liệu thô đến khi hoàn thành sản phẩm giao đến tay khách hàng. Để đáp ứng tốt yêu cầu công việc, ứng viên phải có cả kiến thức chuyên môn sâu và năng lực quản lý giỏi, ưu tiên kinh nghiệm đúng ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động:
Ứng viên Supply Chain Manager phải có kinh nghiệm từ 3 – 8 năm làm việc trực tiếp tại phòng quản lý chuỗi cung ứng, trong đó có từ 1 – 3 năm đảm nhận vai trò quản lý tương đương trưởng phòng. Đây là yêu cầu bắt buộc, và với yêu cầu này, sự trải nghiệm của ứng viên trong ngành rất nhiều, lượng kiến thức, kinh nghiệm đều phải chuyên sâu
Bạn hãy mô tả sơ lược quy trình vận hành sản xuất ngành hàng mà chúng tôi đang cung cấp.
Theo bạn, khâu nào trong chuỗi cung ứng dễ phát sinh vấn đề nhất? Có những biện pháp hạn chế nào không?
Quân sư khẳng định luôn, tất cả hoạt động quản lý chuỗi cung ứng hiện nay đều áp dụng phần mềm quản lý chuyên dụng. Có thể mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản phẩm phần mềm khác nhau nhưng ứng viên Supply Chain Manager chắc chắn phải thông thạo một trong số đó.
Bạn sử dụng phần mềm nào để quản lý chuỗi cung ứng? Phần mềm đó có ưu nhược điểm gì?
Bạn có nghe nói đến phần mềm ERP chưa? Bạn từng lập kế hoạch trên phần mềm đó chưa?
Bạn sử dụng tính năng gì trong phần mềm để kiểm soát quy trình đóng gói hàng hóa chuẩn xác trước khi đến tay khách hàng?
Tiếng Anh thông thạo nghe, nói, đọc, viết là yêu cầu bắt buộc đối với trưởng phòng chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp nên đặt một số câu hỏi chuyên môn bằng tiếng Anh cho ứng viên, vì ít hay nhiều, doanh nghiệp luôn định hướng phát triển nhóm đối tác là các doanh nghiệp nước ngoài.
Tài liệu tiếng Anh bạn đang cầm trên tay có những tiêu chuẩn trong khâu bảo quản và vận chuyển, bạn hãy trích lọc cho chúng tôi biết nội dung cụ thể là gì?
Bạn đã từng đi công tác nước ngoài để thương lượng với nhà cung cấp nguyên vật liệu chưa? Cụ thể chuyến đi thế nào?
Chuỗi cung ứng là tập hợp nhiều khâu, nhiều chuyên môn khác nhau. Ứng viên có thể không giỏi tất cả những có những kiến thức có liên quan đến chuỗi cung ứng ở mỗi chuyên môn, họ đều phải nắm rõ. Đồng thời hiểu rõ vị thế của phòng chuỗi cung ứng với những phòng chuyên môn đó để linh hoạt giao tiếp, chỉ thị hoặc điều động phối hợp.
Bạn thiết lập kế hoạch tồn kho / dự trữ / phân phối / bổ sung nguyên vật liệu ... như thế nào?
Theo bạn, tiêu chuẩn ISO trong quản lý chuỗi cung ứng quan trọng ra sao?
Ngoài ISO còn các tiêu chuẩn nào mà chuỗi cung ứng ngành hàng ... nên áp dụng?
Quy trình thiết lập kế hoạch nguyên vật liệu cần sự tham gia của các phòng chuyên môn nào? Làm thế nào bạn kiểm soát sự nhất quán tuân thủ ở từng bộ phận trong kế hoạch?
Thời gian dài, số lượng nghiệp vụ lớn nên quá trình hoàn thành một kế hoạch chuỗi cung ứng đều có thể phát sinh sự cố. Supply Chain Manager sẽ là chỉ huy cao nhất trong mọi quyết sách giải quyết. Ngoài kiến thức, kinh nghiệm thì ứng viên còn cần phát triển mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp để hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ này.
Bạn đã gặp tình huống hàng trên đường đi giao thì gặp sự cố chưa - khách hàng không nhận vì hàng hư hỏng, phòng ban sản xuất đã xong trách nhiệm nhưng phòng quản lý chuỗi cung ứng thì chưa. Theo bạn, Supply Chain Manager sẽ phối hợp cùng ai / bộ phận nào để giải quyết vấn đề này?
Những mối quan hệ nào rất cần thiết cho hoạt động vận hành chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp? Bạn đã thiết lập được nhiều chưa?
Theo bạn, những tình huống nào doanh nghiệp nên nhờ cơ quan pháp luật vào điều tra công khai?
Phòng Supply Chain bao gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận gồm nhiều nhân sự, không gian làm việc lại không hoàn toàn cố định nhưng Supply Chain Manager vẫn phải quản lý sát sao và đánh giá năng lực nhân sự chuẩn xác. Quản lý tốt khâu nhân sự, trưởng phòng mới quản lý tốt nhiệm vụ được cấp trên giao phó.
Công tác đào tạo nhân sự phòng quản lý chuỗi cung ứng tiến hành như thế nào, ví dụ tại bộ phận tài xế vận chuyển hàng?
Mỗi đợt cải tiến có rất nhiều ý kiến đóng góp, trưởng phòng chắc chắn không thể chọn tất cả. Bạn làm thế nào để nhân viên vẫn nhiệt tình đóng góp xây dựng ở những đợt sau?
Theo bạn, nếu nhân viên phòng chuỗi cung ứng muốn phản ánh tiêu cực, cách nào tốt nhất, an toàn nhất cho họ và cho phòng ban?
Toàn bộ kế hoạch chuỗi cung ứng đều có sự tham mưu, chỉ đạo,điều chỉnh và phê duyệt của Supply Chain Manager. Mọi sai sót nhỏ đều có thể gây hệ lụy dây chuyền lớn, đây là nhiệm vụ trọng tâm nên doanh nghiệp cần chắc chắn ứng viên có đủ sự bao quát và kinh nghiệm cho nhiệm vụ này.
Để thiết lập một kế hoạch chuỗi cung ứng, những số liệu nào chắc chắn không thể thiếu?
Bạn thiết lập các kế hoạch giả định bằng phương pháp nào?
Bạn sử dụng công cụ, cách thức nào để đánh giá giữa yêu cầu khối lượng cung cấp với các kế hoạch giả định trước khi lựa chọn kế hoạch tốt nhất?
Rủi ro không ai mong muốn nhưng kế hoạch và thực tế luôn có những khoảng cách nhất định, và yếu tố tạo nên khoảng cách này chính là rủi ro phát sinh. Là một Supply Chain Manager, ứng viên phải luôn ý thức cao điều này và tích lũy càng nhiều kinh nghiệm quản lý rủi ro chuỗi cung ứng càng tốt.
Dấu hiệu nào cho thấy nguy cơ rủi ro (thiếu nguyên vật liệu, lượng hàng tồn kho tăng cao...) xuất hiện?
Khi lập kế hoạch bạn sẽ dự phòng rủi ro ngay trong kế hoạch chính thức hay kế hoạch riêng?
Bạn tìm kiếm giải pháp cho các rủi ro có thể phát sinh bằng cách nào? Trước, trong hay sau khi thiết lập bản kế hoạch chính thức?
Trong các phòng ban chuyên môn thời đại 4.0, quân sư TalentBold nhận thấy chuỗi cung ứng là mắt xích quan trọng quyết định chất lượng thành phẩm, uy tín thương hiệu, tốc độ phát triển của tổ chức. Đó cũng là lý do, doanh nghiệp tuyển dụng và phỏng vấn Supply Chain Manager cần đặt những kỳ vọng cao nơi ứng viên để nhân tài được lựa chọn không chỉ đáp ứng công việc ở hiện tại mà còn vươn tầm ở tương lai.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam