- 420k
- 1k
- 870
Trong sản xuất kinh doanh, trong mua sắm sản phẩm, ngay cả trong game giải trí, chúng ta vẫn thường thấy sự xuất hiện của Exp trong các chức năng sử dụng. Ý nghĩa Exp là gì? Liệu có giống nhau ở mọi lĩnh vực, ngành nghề hay không? Bài viết của quân sư TalentBold sau đây sẽ mang đến lời giải mã cho tất cả những câu hỏi mà bạn đang muốn tìm hiểu.
MỤC LỤC:
1. EXP là gì? Giải mã thuật ngữ EXP trong các lĩnh vực
1.1. Ý nghĩa trong sản xuất kinh doanh
1.2. Ý nghĩa trong hoạt động xuất nhập khẩu
1.3. Ý nghĩa trong tuyển dụng nhân sự
1.4. Ý nghĩa trong game (trò chơi điện tử)
1.5. Ý nghĩa trong bộ môn toán học
1.6. Ý nghĩa trong bộ môn hóa học
1.7. Ý nghĩa trong hoạt động giao thông
2. Tại sao quy định phải thể hiện EXP trên bao bì sản phẩm?
3. Những cách viết thay thế EXP phổ biến hiện nay
4. Những ý nghĩa khác của từ viết tắt EXP
>>>> Xem thêm: Việc làm Lương cao tại HRchannels
EXP là viết tắt của nhiều từ ghép hoặc từ đơn trong tiếng Anh, ví dụ như Expiry Date (hạn sử dụng), Experience (kinh nghiệm) … Do đó, muốn hiểu đúng ý nghĩa của EXP thì chúng ta phải liên hệ với lĩnh vực mà thuật ngữ này được sử dụng.
Trong tiếng Anh những từ bắt đầu bằng 03 chữ cái EXP rất nhiều, và đây là những từ tiêu biểu trong những lĩnh vực, ngành nghề phổ biến nhất:
Expiry Date – Ngày hết hạn sử dụng – là ý nghĩa của từ viết tắt EXP trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Theo sau chữ EXP sẽ là một dãy số viết theo tiêu chuẩn thể hiện ngày tháng năm của địa phương hoặc theo chuẩn quốc tế (năm-tháng-ngày).
Dựa vào dãy số này, người tiêu dùng sẽ biết được nếu mua sản phẩm đó thì họ cần phải sử dụng, tiêu thụ trong bao lâu là an toàn cho sức khỏe nhất. Như vậy, chỉ cần sử dụng sản phẩm trước EXP trên bao bì là an tâm, nên nhiều khách hàng mua là sử dụng ngay, họ có thể chọn hàng gần sát ngày hết hạn sử dụng – thị trường quen gọi là Hàng cận date – với giá rẻ hơn nhưng giá trị sử dụng vẫn tốt.
Export – Xuất khẩu – là ý nghĩa của từ EXP trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trên vận đơn, tờ khai hải quan, chứng từ chứng nhận xuất xứ… chỉ cần ghi EXP là các bên liên quan (nhà sản xuất, ngân hàng, hải quan…) sẽ hiểu ngay đây là hàng xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước mà sẽ bán sang một quốc gia khác.
Tùy theo mặt hàng xuất khẩu, quốc gia mua hàng mà việc định giá tính thuế, xác định mã HS Code, danh mục tài liệu chứng minh đủ điều kiện xuất khẩu … sẽ được xác định khác nhau theo tiêu chuẩn quy định của Tổng cục hải quan nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
Working Experience – Kinh nghiệm làm việc – có thể được viết tắt thành EXP trong bản tin đăng tuyển của nhà tuyển dụng hoặc CV xin việc của ứng viên. Đối với CV xin việc, trong trường hợp phải lặp đi lặp lại từ này theo từng mục mô tả ở mỗi doanh nghiệp mà ứng viên từng làm việc.
Trường hợp chỉ sử dụng 1 – 2 lần, quân sư khuyên các bạn ứng viên nên ghi rõ ra để tránh người duyệt hồ sơ có cảm giác như mình bị ứng viên đánh đố. Dù chỉ là chi tiết nhỏ nhưng cũng có thể ảnh hưởng cảm xúc quyết định của nhà tuyển dụng.
Experience – Kinh nghiệm – trong game mang cùng ý nghĩa với EXP trong tuyển dụng nhân sự, nhưng thay vì kinh nghiệm làm việc thì một số game yêu cầu các game thủ phải có tích lũy đủ thời gian hoặc số điểm thông qua việc đánh quái thú, sở hữu vũ khí, hoàn thành nhiệm vụ game…
Đây là cơ sở để xét tăng cấp cho game thủ, giúp người chơi có quyền tham gia nhiều trận đấu ở cấp độ cao hơn, cũng như sở hữu nhiều đặc quyền ưu tiên cho phép vượt qua ải an toàn khi cần thiết.
Exponential function – Hàm mũ – chính là lũy thừa của e trong toán học, giá trị của e vào khoảng 2,718. Theo đó, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy phím EXP trên bàn phím máy tính. Khi nhập vào EXP(x) thì máy tính sẽ hiểu ngay ý bạn muốn tính e^x (e lũy thừa bậc x, hay còn gọi là e mũ x)
Ví dụ x là 3 thì giá trị trả về sẽ là : Exp(3) = e^3=2,718^3 = 20,086
Explosive – Thuốc nổ - nếu bạn làm việc trong lĩnh vực hóa học mà thấy những lọ hóa chất ghi chữ EXP hoặc tài liệu có đề cập đến nguyên liệu có tính chất EXP thì hãy thật chú ý nhé, vì sử dụng không đúng tiêu chuẩn có thể phát sinh cháy nổ đấy.
Những công nhân khai thác khoáng sản, quặng mỏ cần sử dụng thuốc nổ cũng sẽ được phổ cập kiến thức này, đồng thời bố trí khu vực kiểm soát nguyên liệu nghiêm ngặt, có biển cảnh báo nguy hiểm.
Expressway – Đường cao tốc – là ý nghĩa của EXP xuất hiện trên các biển báo giao thông ở khu vực cao tốc, nhằm nhắc nhở người lái xe một khi đã vào làn đường đó thì phải di chuyển ở tốc độ cao.
Nếu bạn không thể lái xe nhanh hoặc bất ngờ cần giảm tốc độ thì hãy phát tín hiệu đèn và di chuyển sang những làn đường kế bên, nơi không thuộc phạm vi bảng chỉ dẫn EXP.
Trong các giải mã EXP trên, ý nghĩa “Hạn sử dụng” có phạm vi xuất hiện nhiều nhất, có mối liên quan đến tất cả mọi người dân. Thậm chí nhiều người còn mặc định EXP là Expiry Date, trước khi nghĩ đến một ý nghĩa khác, chuẩn xác hơn với khía cạnh mà mình đang đối diện.
Nguyên nhân là vì mọi thành viên trong xã hội từ trẻ nhỏ đến người già đều cần mua sắm sản phẩm tiêu dùng, và EXP với ý nghĩa hạn sử dụng thường xuyên xuất hiện trên bao bì như một yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm, qua đó, giúp cho người tiêu dùng biết được:
Thời gian sử dụng sản phẩm an toàn sau khi mua để đánh giá mức độ bảo quản hợp lý từ nhà sản xuất
Còn bao nhiêu ngày nữa là không thể dùng sản phẩm, để biết mình có thể tiêu thụ kịp hay không
Kiểm chứng mức độ uy tín của nhà sản xuất, vì dù là hy hữu nhưng nhiều sản phẩm vẫn thể hiện ngày hết hạn (EXP) trước ngày sản xuất (MFG), chứng tỏ đó là lô sản phẩm lỗi nhưng nhà sản xuất vẫn tung ra thị trường.
Thay vì thể hiện EXP (Hạn sử dụng) trên bao bì, thì nhà sản xuất được phép thể hiện cùng ý nghĩa nhưng khác câu chữ thông qua những cách viết thay thế:
BBE hoặc BE hoặc Best before đều là những từ thay thế EXP in trên bao bì sản phẩm, mang cùng ý nghĩa “Best before end date …” – Dùng tốt nhất trước khi kết thúc ngày …
Như vậy, bạn vẫn có thể sử dụng sản phẩm vào ngày ghi đằng sau các chữ viết tắt này, nhưng để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng vẫn sẽ dùng trước thời hạn đó.
MFG là viết tắt của chữ Manufacturing Date – nghĩa là Ngày sản xuất sản phẩm. Chúng ta thấy rất nhiều sản phẩm trên kệ hàng từ siêu thị cao cấp đến chợ bình dân hiện nay chỉ ghi một dòng MFG kèm theo dãy ngày tháng năm. Sản phẩm dùng vô hạn ư? Hoàn toàn không phải.
Nhà sản xuất chỉ in ngày sản xuất vì ở phần thông tin sản phẩm chi tiết ở mặt sau bao bì, nơi mà trước đây chỉ thể hiện thành phần nguyên liệu, hướng dẫn cách thức sử dụng, thông tin nhà sản xuất… thì giờ đây có thêm dòng “Hạn sử dụng: 02 năm kể từ ngày sản xuất” hay “Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất in trên bao bì”. Khách hàng sẽ căn cứ vào đây để tự cộng thời gian, từ đó sẽ biết sản phẩm hết hạn sử dụng khi nào.
Bên cạnh ý nghĩa chuyên môn, EXP còn được sử dụng trong giao tiếp bằng văn bản viết hoặc chat trò chuyện cho nhiều từ tiếng Anh phổ biến như một kiểu “tốc ký” giúp tiết kiệm thời gian thể hiện con chữ mà vẫn đảm bảo truyền tải đúng nội dung thông điệp. Điển hình như:
STT |
Từ tiếng Anh |
Nghĩa tiếng Việt |
1 |
Explain |
Giải thích, thanh minh |
2 |
Expensive |
Mắc tiền, đắt tiền |
3 |
Expose |
Phơi bày, trưng bày |
4 |
Exposal |
Tiếp xúc, bày tỏ |
5 |
Exposure |
Phơi nhiễm, vạch trần |
6 |
Expand |
Mở rộng |
7 |
Expiate |
Chuộc tội, đền tội |
8 |
Exposition |
Sự giải thích, cuộc triển lãm. |
9 |
Expound |
Giải thích, trình bày chi tiết |
10 |
Exponible |
Có thể trình bày, có thể diễn giải |
Thường những từ này được sử dụng:
Cho cá nhân như một quy ước riêng của bản thân để viết tắt (tốc ký) những tài liệu mà bản thân ghi chép cho riêng mình. Người khác nhìn vào có thể phải mất một ít thời gian mới hiểu được. Chẳng hạn như trong tốc ký tiếng Việt, viết tắt “nh” nghĩa là “nhưng”, hoặc “ss” nghĩa là “so sánh”.
Dùng trao đổi văn bản viết giữa các thành viên trong đội nhóm, những người đã quen thuộc kiểu viết tắt này của đối phương / đồng nghiệp. Khi nhìn thấy sẽ hiểu ngay ý mà đối phương muốn chia sẻ. Đây cũng là một cách giữ bí mật nội bộ ở những cá nhân chủ chốt nắm giữ tài liệu quan trọng như phòng ban nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Nói chung EXP trong bảng tổng hợp trên chỉ sử dụng ở phạm vi nhỏ, không phổ biến như các EXP viết tắt từ chuyên môn thuộc các lĩnh vực ngành nghề.
EXP là viết tắt từ 03 chữ cái đầu trong tiếng Anh, phản ánh nội dung của những thuật ngữ chuyên ngành và nhiều từ phổ biến trong giao tiếp thường nhật. Vì vậy, khi nhìn thấy EXP, chúng ta khoan hãy mặc định ý nghĩa mà sự vật, sự việc muốn đề cập mà hãy nhớ lại nội dung quân sư TalentBold chia sẻ trong bài viết này, gắn kết với ngữ cảnh, với lĩnh vực đặc thù để hiểu chuẩn xác những gì mà cá nhân / tổ chức muốn truyền tải thông qua EXP.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet