maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Phát triển sự nghiệp

Có phải ai cũng kinh doanh online tốt được?

Có phải ai cũng kinh doanh online tốt được?

Môi trường kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ thông tin ngày càng phát triển, mở ra kỷ nguyên thịnh vượng cho hình thức kinh doanh online. Công cụ hỗ trợ mở rộng liên tục, số người tham gia tăng theo cấp số nhân, nhưng liệu có phải ai cũng kinh doanh online tốt được không? Câu trả lời sẽ được quân sư TalentBold phân tích và gửi đến bạn thông qua bài viết này.

MỤC LỤC: 
1- Kinh doanh online là gì?
2- Ưu điểm của kinh doanh online
3- Có phải ai cũng kinh doanh online được?
4- Bắt đầu kinh doanh online cần gì?
5- Kinh doanh online có những rủi ro gì?
6- Lời khuyên cho các bạn trẻ muốn kinh doanh online

Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn

>>> Xem thêm: Việc làm Kinh doanh

1- Kinh doanh online là gì?

Kinh doanh online là cụm từ đề cập đến hình thức mua hàng, bán hàng, trao đổi hàng hóa, thanh toán tiền hàng thông qua mạng trực tuyến. Người mua và người bán có thể thực hiện hành vi mua / bán ở bất cứ thời gian, không gian nào mà không phải trực tiếp gặp mặt nhau hoặc trực tiếp đến cửa hàng như cách kinh doanh truyền thống.

Chỉ cần bạn có kết nối mạng Internet, có mở tài khoản trên ứng dụng kinh doanh online, hoặc sử dụng các ứng dụng liên lạc trực tuyến là đã có thể giới thiệu, trao đổi và tiến hành giao dịch kinh doanh online. Chi phí đầu tư thấp và sự linh hoạt đã tạo sức hút lớn cho hình thức kinh doanh độc đáo này.

2- Ưu điểm của kinh doanh online 

So với kinh doanh truyền thống, kinh doanh online sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội giúp giải quyết nhiều bất cập mà hình thức kinh doanh truyền thống gặp phải:

2.1. Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng

Kinh doanh truyền thống bạn cần thuê mặt bằng để có địa điểm cho khách hàng đến xem và mua trực tiếp, nhưng kinh doanh online thì không cần như vậy. Bạn có thể kinh doanh ngay tại nhà, hoặc thuê mặt bằng giá rẻ ở một con hẻm nào đó. Chỉ cần có đủ không gian lưu trữ hàng hóa, đặt một dàn máy vi tính là có thể triển khai hoạt động.

2.2. Tiết kiệm chi phí quảng bá, tiếp thị

Hầu như hiện nay, nhà nhà, người người đều dùng mạng Internet. Vì vậy, việc tiếp cận khách hàng thông qua các tính năng tiếp thị, quảng bá trực tuyến vừa rẻ lại vừa tiết kiệm thời gian. Bạn không cần phải in ấn băng rôn, thuê nhân viên tiếp thị, cũng không chỉ bó hẹp ở một không gian vài trăm mét vuông, mà có thể vươn ra cả thị trường quốc tế.

2.3. Tìm kiếm nguồn hàng đa dạng

Số lượng mặt hàng kinh doanh online rất phong phú, ngoài việc tự sản xuất thì bạn có thể bổ sung thêm nguồn hàng mua từ các nhà cung cấp khác. Như vậy, ở vai trò người mua hàng online, chúng ta sẽ tiếp cận được vô số nguồn hàng “hot”, giá tốt và cũng thực hiện giao dịch mua bằng phương thức trực tuyến, giao hàng tận nơi rất nhanh gọn.

Kinh doanh online

>>> Bạn có thể xem thêm: Vai trò của kỹ năng đàm phán trong kinh doanh

2.4. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng

Hỗ trợ khách hàng thông qua các ứng dụng trực tuyến nhanh hơn, rẻ hơn và chuyên nghiệp hơn so với việc sử dụng điện thoại, email hoặc đến gặp trực tiếp. Người mua có thể đặt câu hỏi và nhận được phản hồi trong tích tắc, người bán có thể gắn kết khách hàng liên tục gần như 24h bằng tương tác trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bot chat tự động. Các vấn đề được hỗ trợ nhanh chóng, tiết kiệm nguồn lực mà còn giúp giữ chân khách hàng hiệu quả.

2.5. Tối ưu trải nghiệm mua sắm cho khách hàng

Mua sắm online đang dần trở thành thói quen tiêu dùng trong nhịp sống tất bật, dễ tham khảo giá, lại được giao tận nơi. Chỉ cần vài cái tìm kiếm và nhấp chuột là khách hàng có thể lựa chọn được sản phẩm mà mình ưng ý nhất, kể cả những hàng hóa ít phổ biến trên thị trường. 

Vì vậy, chuyển hướng kinh doanh online với phần lớn hoặc tất cả hoạt động liên quan đến kinh doanh đều nhờ đến sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin được xem là xu hướng của thời đại

3- Có phải ai cũng kinh doanh online được? 

Cách đây khoảng 05 năm, kinh doanh online vẫn còn rất dễ dàng, pháp luật cũng chưa có ràng buộc nhiều nên ai ai cũng có thể thỏa sức kinh doanh online. Nhưng từ năm 2018, nhằm thiết lập một môi trường lành mạnh cho hoạt động kinh doanh online, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, góp phần bảo vệ quyền lợi người tham gia hoạt động mua bán trực tuyến, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BCT sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 21/2018/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử.

  • Nếu người bán và mua sẽ giao dịch thông qua một sàn thương mại điện tử (như Facebook, Zalo, Shopee…) - được gọi là hình thức kinh doanh trên mạng xã hội thông qua một bên trung gian – thì không cần xin giấy phép thương mại điện tử, nhưng nếu bạn kinh doanh những ngành nghề có điều kiện thì phải làm thủ tục đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh.

  • Nếu bạn có website kinh doanh online riêng hoặc ứng dụng thương mại điện tử riêng thì phải đăng ký với Bộ công thương theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 47/2014/TT-BCT sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 21/2018/TT-BCT .

Tóm lại, bạn tạo tài khoản trên các sàn thương mại điện tử để kinh doanh online thì không phải tiến hành thủ tục pháp lý nào với cơ quan Nhà nước vì Nhà nước quản lý theo sàn thương mại điện tử, và mỗi sàn sẽ tự có những có những quy định cụ thể để quản lý hoạt động kinh doanh của các thành viên tham gia theo đúng quy định pháp luật.

Như vậy, nhìn chung, điều kiện tham gia kinh doanh online vẫn còn khá thoáng, số lượng sàn thương mại điện tử đa dạng nên ai cũng có thể tham gia kinh doanh online. Tuy nhiên, việc tham gia dễ dàng cũng kéo theo sự cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, bước vào kinh doanh online không khó nhưng để tiêu thụ hàng hóa tốt, biến kinh doanh online thành nguồn thu nhập chính cho bản thân thì là cả một vấn đề lớn, cần được cân nhắc.

Bắt đầu kinh doanh online cần gì

4- Bắt đầu kinh doanh online cần gì? 

Để tránh thất bại khi bắt đầu kinh doanh online, bạn nên tiến hành theo các bước sau:

4.1. Chọn sản phẩm phù hợp với bản thân

Nên chọn những dòng sản phẩm mà bạn có kiến thức, có kinh nghiệm sử dụng để không bị mua nhầm hàng nhái, hàng dỏm. Khi tư vấn cho khách hàng cũng chuyên nghiệp hơn, dễ có được sự tin tưởng.

4.2. Đánh giá nhu cầu thị trường

Trong hàng tá sản phẩm phù hợp với bạn thì bạn nên khoanh vùng lại khoảng 2 – 3 sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu cao. Bước này nên tìm đến các số liệu thống kê của các tổ chức thu thập dữ liệu chuyên nghiệp, hoặc sử dụng các công cụ phân tích miễn phí như Google Keyword Planner, Google Trends, Google Search Box, Facebook Audiences Insights…

4.3. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Tham khảo các nơi đang kinh doanh online cùng mặt hàng mà bạn muốn kinh doanh để biết những đặc điểm sản phẩm, giá cả, cũng như các đánh giá từ khách hàng đã mua để học hỏi ưu điểm, khắc phục nhược điểm từ họ.

4.4. Xác định khách hàng mục tiêu

Cùng một sản phẩm là sữa nhưng có sữa cho trẻ nhỏ, sữa cho người già, sữa giảm cân… Bạn mới bắt đầu, nguồn vốn và kinh nghiệm còn ít, vì vậy nên tập trung kinh doanh sản phẩm cho một nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng có nhu cầu tiêu thụ cao.

4.5. Tham gia kênh kinh doanh online phù hợp

Tìm kiếm kênh kinh doanh online dựa theo kênh lựa chọn mua sắm của nhóm khách hàng tiềm năng. Ưu tiên hàng đầu hiện nay vẫn là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Facebook, Tiktok… 

Ngoài ra bạn có thể tham gia các diễn đàn, hội nhóm có cùng mục đích tìm kiếm giải pháp (ví dụ: hội những người giảm cân, hội những người thích thời trang Hàn Quốc…) để tiếp cận và quảng bá sản phẩm.

4.6. Dự trù kinh phí quảng bá, tiếp thị

Vốn ít, bạn nên chọn đặt những Hashtag liên quan (ví dụ #thoitranghanquocgiare, #giamcanbangsua, #thoitrangnguoibeo…) hoặc tự livestream. Vốn nhiều hơn, bạn có thể chạy quảng cáo trên Google, hoặc tạo website thông tin nội dung sản phẩm và nhờ đội ngũ SEO chuyên nghiệp đưa trang web lên top tìm kiếm.

4.7. Xác định mức giá bán cạnh tranh

Giá bán phải phù hợp mặt bằng giá chung trên thị trường, đồng thời phải bù đắp các khoản phí vận hành, phí quảng cáo, và phí rủi ro bị đổi trả hàng.

Rủi ro kinh doanh

>>> Bạn có thể quan tâm: Gen Z và những thay đổi trong xu hướng kinh doanh

5- Kinh doanh online có những rủi ro gì? 

Khi muốn bắt đầu kinh doanh online, bên cạnh những cơ hội, chúng ta cũng cần tìm hiểu những rủi ro để có phương án dự phòng hiệu quả:

5.1. Rủi ro bảo mật trên không gian mạng

Khi kinh doanh online thì các thông tin tài khoản, thông tin giao dịch thanh toán, thông tin đơn hàng… đều là những yếu tố cần được bảo mật cao. Tuy nhiên việc hacker xâm nhập hệ thống trực tuyến hay những hình thức lừa đảo qua mạng đã không còn xa lạ trong thế giới công nghệ nữa.

5.2. Bị khóa tài khoản trên sàn

Những vi phạm quy định hoặc những đánh giá thấp từ khách hàng cũng có thể khiến tài khoản kinh doanh online (bao gồm tài khoản giao dịch và tài khoản tài chính) của bạn bị đóng băng. Để mở lại, bạn phải đi giải trình, và chứng minh sự tuân thủ quy định của bản thân.

5.3. Lừa đảo mua hàng

Địa chỉ người mua là do người mua thể hiện, còn thực tế có địa chỉ đó hay không, hay người mua có ở địa chỉ đó hay không thì chỉ khi giao hàng mới biết được. Thực tế có rất nhiều trường hợp bị gặp người mua giả, mọi người thường gọi là bị boom hàng, khiến người bán phải mất phí vận chuyển.

Chưa kế nhiều trường hợp trả hàng với lý do hàng không đúng, không đạt chất lượng nhưng thực tế là hàng đã bị khui, bị sử dụng, thậm chí lấy hàng ra xài rồi trả loại hộp không cho chủ shop. Để giải quyết triệt để phải đến tận nơi, nhờ chính quyền vào cuộc, rất mất thời gian và cả chi phí.

Lời khuyên khi kinh doanh online

6- Lời khuyên cho các bạn trẻ muốn kinh doanh online 

6.1. Lựa chọn sàn thương mại điện tử uy tín

Rủi ro rò rỉ thông tin vẫn có thể xuất hiện, vì vậy, bạn nên lựa chọn những sàn thương mại điện tử có hệ thống bảo mật cao, phí hoa hồng có thể cao hơn những nơi khác nhưng bù lại, đảm bảo được quyền lợi của người bán và cũng thu hút nhiều người mua lựa chọn hơn.

6.2. Đọc kỹ các điều khoản tham gia kinh doanh online

Mỗi sàn thương mại điện tử đều có những quy định tham gia kinh doanh khác nhau nên dù bận thế nào thì bạn cũng nên dành thời gian đọc những quy định dành cho người bán, hoặc tham khảo những chia sẻ rủi ro kinh doanh từ bài học xương máu của người đi trước.

6.3. Tránh tình trạng bị lừa đảo

  • Trực tiếp đến nơi cung cấp hàng để đánh giá sản phẩm và ký kết hợp đồng mua bán trong 2 - 3 lần giao dịch đầu tiên.

  • Lựa chọn phương thức vận chuyển trọn gói để giảm thiểu khoản phí trả lại hàng. Nên chọn đội ngũ giao hàng của sàn để nhận nhiều ưu đãi kinh doanh và có được sự hỗ trợ tốt nhất khi giải quyết tranh chấp.

  • Hạn chế để lượng tiền lớn trong tài khoản giao dịch trên sàn, tốt nhất nên quyết toán theo ngày hoặc theo tuần về tài khoản cá nhân ở ngân hàng.

Kinh doanh online là hình thức mua bán được thực hiện trên nền tảng Internet trực tuyến. Tham gia kinh doanh online không khó nhưng để có thể trụ vững và phát triển là cả một thách thức khi mà mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Cái nhìn đa diện cả về cơ hội và rủi ro kinh doanh online đã được quân sư TalentBold chia sẻ qua bài viết, đây là những bài học đúc kết quý giá từ những người đi trước, giúp cho con đường thành công của người đi sau thuận lợi hơn.   

Miễn phí đăng tin tuyển dụng

Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng