maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cho chuyên gia tiến cử

Kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc

Kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc

Mọi công việc đều có những yêu cầu khắt khe buộc nhân viên phải tuân thủ. Dù bạn có cẩn thận, chuẩn bị kỹ càng đến đâu thì thực tế làm việc luôn phát sinh những vấn đề bất ngờ. Với cường độ làm việc cao, mỗi cá nhân cần chủ động tự giải quyết trước khi nhờ đến sự hỗ trợ từ quản lý và đồng nghiệp. Vì vậy, nhận biết người có kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt, hiệu quả luôn được nhà tuyển dụng đặt ra khi tìm kiếm ứng viên. Làm sao nhận biết đúng ứng viên có năng lực này, quân sư TalentBold sẽ bật mí tất tần tật đến quý doanh nghiệp ngay bây giờ.

MỤC LỤC
1 - Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
2 - Vai trò của kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc

   2.1 Thứ nhất là khả năng sắp xếp thời gian thông minh
   2.2 Thứ hai là năng lực liên kết nhiều nguồn lực giải quyết hiệu quả
   2.3 Thứ ba, nâng cao hiệu suất làm việc dưới áp lực cao
   2.4 Thứ tư là sự linh hoạt trong quản trị rủi ro
   2.5 Thứ năm , đảm bảo đội ngũ nhân lực quản lý kế thừa
3 - Làm thế nào nhận biết người có khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt
   3.1 Bài kiểm tra phỏng vấn (hay quen gọi là bài test)
   3.2 Câu hỏi phỏng vấn kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua tình huống giả định
   3.3 Thiết kế tình huống thực tế

Tìm việc làm hấp dẫn tại TalentBold

1 - Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? 

Đầu tiên, chúng ta cùng xem khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề là gì nhé. Nói đến kỹ năng giải quyết vấn đề là nói đến năng lực kiểm soát cảm xúc, hành vi và đưa ra phương án giải quyết tốt nhất khi bạn đối mặt với những tình huống bất ngờ trong tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống.

Bài viết của quân sư TalentBold chú trọng đến khía cạnh công việc hơn, vì đây là nơi dễ phát sinh nhiều vấn đề bất ngờ nhất, từ quen thuộc, đã từng gặp đến lần đầu “biết nhau”. Quân sư nói cả những vấn đề quen thuộc, bởi lẽ, một lúc giải quyết 1 – 2 vấn đề quen thuộc thì không nói gì, nhưng giải quyết đến vài chục vấn đề quen thuộc thì cũng là dấu hiệu bạn cần phát huy khả năng giải quyết vấn đề của mình rồi đấy.

2 - Vai trò của kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc 

Một người sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả luôn đi kèm trong tính cách sự kiên định, bình tĩnh và khả năng phối hợp kỹ năng,nghiệp vụ, kiến thức… linh hoạt. Nhờ vậy, kỹ năng giải quyết vấn để giữ vai trò cực kỳ to lớn trong công việc của từng nhân sự và của cả doanh nghiệp:

2.1 Thứ nhất là khả năng sắp xếp thời gian thông minh 21

Kỹ năng giải quyết vấn đề là sự hợp thành của nhiều kỹ năng, trong đó kỹ năng sắp xếp tho27ig ian và thứ tự ưu tiên trong công việc là yếu tố điển hình. Nhờ năng lực này, nhiệm vụ được giao luôn hoàn thành nhanh, hiệu quả, tránh tình trạng công việc giẫm chân lên nhau, tránh đầu bù tóc rối khi không biết việc không gấp thì làm trước, việc gấp thì làm sau nên bị “dí” liên tục.

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
>>>> Xem thêm: Kỹ năng quản lý là gì? Cách rèn luyện kỹ năng quản lý

2.2 Thứ hai là năng lực liên kết nhiều nguồn lực giải quyết hiệu quả 

Một vấn đề phát sinh, một mình bạn giải quyết đôi khi là chưa đủ mà cần sự phối hợp của nhiều bên. Vì vậy, bản thân bạn phải là người có kinh nghiệm, sự nhạy bén, tư duy linh hoạt để xác định rõ nguồn lực nào cần thiết để giải quyết vấn đề đó, không nhất thiết là nguồn lực trong công việc, mà có thể là trong cuộc sống, trong mối quan hệ xã hội. Kết hợp linh hoạt sẽ giúp bạn giải quyết tiết kiệm mà hiệu quả vẫn như mong đợi.

2.3 Thứ ba, nâng cao hiệu suất làm việc dưới áp lực cao 

Áp lực công việc là điều không thể tránh khỏi, từ cấp nhân viên đến cấp quản lý. Mỗi người mỗi việc, chủ động giải quyết tốt vấn đề của mình sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho toàn doanh nghiệp. Khi vấn đề vượt qua quyền hạn cho phép, hãy tìm đến cấp trên xin chỉ thị, như vậy, guồng máy đồng bộ sẽ luôn đạt hiệu suất cao trước mọi áp lực đặt ra.

2.4 Thứ tư là sự linh hoạt trong quản trị rủi ro 

Những việc làm hấp dẫn

NHÂN VIÊN THU MUA - XUẤT NHẬP KHẨU

TP.HCM Xuất nhập khẩu

Chief Accountant

Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Academic Research and Development Team Leader (English Center)

Hà nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Nghiên cứu phát triển sản phẩm

Senior Sales Executive (Hand tools, Power tools)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Bán hàng Vật liệu xây dựng, Điện/HVAC/MEP

Kỹ năng giải quyết vấn đề nhắc nhở mỗi nhân sự về khả năng phát sinh những rủi ro trong công việc. Từ đó nêu cao ý thức về sự chủ động phân tích, phán đoán dựa trên xu hướng hoặc thực trạng. Qua đó có những bước chuẩn bị :

- Một kế hoạch làm việc có dành khoảng thời gian trống dự phòng

- Một danh sách điện thoại quan trọng cho việc xử lý vấn đề

- Một sự lưu ý đối với đồng nghiệp phòng ban liên quan để có sự ứng phó kịp thời…

Tất cả điều này dù không quan trọng trong “thời bình” nhưng khi có rủi ro xảy ra thì lại cực kỳ hữu ích, giảm thiểu tối đa rủi ro phát sinh do những tình huống không mong muốn.

2.5 Thứ năm , đảm bảo đội ngũ nhân lực quản lý kế thừa 

Người thành đạt luôn là người có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả. Vì vậy, nhà tuyển dụng luôn muốn nhận biết những người giỏi kỹ năng này, thử thách qua công việc, sau đó chủ động có kế hoạch đào tạo, định hướng và đề bạt trong tương lai. Như vậy, nhân sự có nhiều cơ hội thăng tiến, còn doanh nghiệp chủ động về lực lượng ứng viên lớp quản lý kế thừa.

Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc như thế nào?
Xem thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh nhạy của ứng viên

3 - Làm thế nào nhận biết người có khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt 

Như những kỹ năng khác, khả năng giải quyết vấn đề cũng tiềm ẩn trong mỗi ứng viên, chứ không thể hiện ra bên ngoài thường xuyên như trang phục, kiểu tóc hay nụ cười. Vậy làm thế nào để thôi thúc ứng viên không chỉ bộc lộ kỹ năng, mà còn bộc lộ một cách chân thật, đúng với mức độ kỹ năng giải quyết vấn đề mà ứng viên có được để nhà tuyển dụng không lo đánh giá sai, chọn sai người? Đây chính là những phương pháp khai thác hiệu quả nhất mà quân sư TalentBold đã tích lũy từ những chuyên gia tuyển dụng hàng đầu

3.1 Bài kiểm tra phỏng vấn (hay quen gọi là bài test) 

Thông thường một bài test sẽ bao gồm nhiều nội dung, khai thác nhiều yếu tố khác nhau từ kiến thức, kinh nghiệm đến kỹ năng. Do đó, đối với kỹ năng giải quyết vấn đề, bài test chỉ nên xem là vòng sơ khởi cho nhận định ban đầu về việc ứng viên có kỹ năng giải quyết vấn đề hay không, chứ chưa thể đánh giá mức độ giải quyết giỏi hay dở. Vì đây là một kỹ năng đòi hỏi sự linh hoạt trong môi trường áp lực từ nhiều phía (quản lý, khách hàng…), còn môi trường ngồi làm bài test lại khá yên bình.

3.2 Câu hỏi phỏng vấn kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua tình huống giả định 

Hình thức này được áp dụng nhiều nhất trong quá trình phỏng vấn tìm kiếm ứng viên có khả năng giải quyết vấn đề. Thông qua những câu hỏi tình huống – có thể là câu hỏi giả định, hoặc  câu hỏi lấy từ chính vấn đề thực tế phát sinh từ doanh nghiệp – nhà tuyển dụng sẽ đánh giá nhiều khía cạnh:

- Thái độ của ứng viên khi đối mặt vấn đề khó khăn (nhăn nhó, khó chịu hay bình tĩnh, chuyên tâm nghiên cứu)

- Tốc độ đưa ra giải pháp (không cần phải quá nhanh, vì nhanh đâu hẳn là tốt, 4 – 8 phút tùy độ khó của vấn đề)

- Mức độ khả thi phương án đưa ra đối với việc giải quyết vấn đề (đạt 70 – 80% đáp án của nhà tuyển dụng là được, vì có thể ứng viên trả lời theo thực tế đặc thù nơi họ đã và đang làm việc, còn đặc thù của doanh nghiệp, họ vẫn chưa được tiếp cận)

3.3 Thiết kế tình huống thực tế 

Nhận biết người có khả năng giải quyết vấn đề như thế nào?
>>>> Có thể bạn quan tâm: Những vị trí yêu cầu kỹ năng ra quyết định hiệu quả

Dù không nhiều doanh nghiệp áp dụng nhưng một số doanh nghiệp có điều kiện về không gian, nhân lực vẫn áp dụng hình thức này. Như quân sư TalentBold biết thì một số nơi sẽ đưa ứng viên xuống không gian làm việc (kho bãi, xưởng sản xuất…) , thông qua một số câu chuyện tưởng chừng vô thưởng vô phạt, nhưng lại là tình huống để ứng viên đưa ra quan điểm giải quyết của mình.

Hình thức thiết kế tình huống này mức độ hiệu quả cao nhưng chi phí, thời gian, sự đầu tư… và quan trọng là năng lực đánh giá, nhận định kỹ năng giải quyết vấn đề của nhân sự trực tiếp phỏng vấn đều đòi hỏi nhiều hơn.

Nhận biết người có khả năng giải quyết vấn đề không thể hoàn toàn thông qua trực giác hay vài câu hỏi lý thuyết. Bằng kinh nghiệm tuyển dụng nhân lực cho nhiều loại hình doanh nghiệp, quân sư TalentBold chắc chắn hiệu quả nhận biết tốt nhất vẫn là các câu hỏi tình huống - giả lập cũng được, thực tế vấn đề doanh nghiệp từng đối mặt thì càng tốt. Phương án ứng viên đưa ra chỉ cần đạt 70% - 80% kỳ vọng của nhà tuyển dụng là đã tuyệt vời lắm rồi, đừng đòi hỏi đến 100% kỳ vọng vì thực tế làm việc sau này sẽ giúp họ hoàn thiện hơn 20% còn lại.

Dịch vụ trợ lý tuyển dụng

-----------------------------------
Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A3, Tòa nhà MD Complex, 28 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Nguồn ảnh: internet 


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng