maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Phát triển nghề nghiệp cấp cao

Kỹ sư cơ khí và những thú vị ít ai biết

Kỹ sư cơ khí và những thú vị ít ai biết

Cơ khí là ngành công nghiệp then chốt, bảo chứng cho sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Được trở thành nhân sự chủ chốt trong ngành cơ khí là niềm mong ước của nhiều người. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lĩnh vực này trước khi chọn ngành học, bài viết hướng nghiệp tiếp theo quân sư TalentBold muốn đề cập chính là kỹ sư cơ khí và những thú vị ít ai biết.

MỤC LỤC

1- Kỹ sư cơ khí là ai
2- Công việc của kỹ sư cơ khí là gì
3- Những tố chất cần có ở kỹ sư cơ khí
4- Lộ trình thăng tiến nghề kỹ sư cơ khí

   4.1. Nhân viên cơ khí
   4.2. Chuyên viên cơ khí
   4.3. Trưởng phòng cơ khí (Trưởng phòng kỹ thuật)
   4.4. Giám đốc cơ khí (Giám đốc kỹ thuật)
5- Mức lương của kỹ sư cơ khí

TalentBold là gì

1- Kỹ sư cơ khí là ai 

Kỹ sư là những người được đào tạo chuyên môn về khoa học ứng dụng, thiên về thiết kế kỹ thuật, phân tích hệ thống cấu trúc, sáng chế máy móc vật liệu và nhiều chuyên môn khác.

Kỹ sư cơ khí là thuật ngữ dành riêng cho những kỹ sư chuyên thiết kế, chế tạo máy móc , điển hình như máy bay, ô tô, máy điều hòa, robot, hệ thống làm lạnh, hệ thống nhiệt… Khi công nghệ máy móc tự động ngày càng trở nên phổ biến thì các kỹ sư cơ khí cũng được doanh nghiệp săn đón nhiều hơn, cơ hội nghề nghiệp luôn hiện hữu với mức đãi ngộ rất tốt.

2- Công việc của kỹ sư cơ khí là gì 

Mỗi ngành nghề kinh doanh cơ khí sẽ có những yêu cầu tuyển dụng cụ thể cho từng ứng viên. Tại đây, quân sư sẽ nêu ra những đặc điểm chung nhất, phản ánh tính chất công việc tổng quát của một kỹ sư cơ khí, giúp bạn ứng phó hiệu quả mọi yêu cầu tuyển dụng :

kỹ sư cơ khí
>>> Làm cách nào để trở thành Kỹ sư cơ khí

2.1. Thiết kế, triển khai, lắp đặt sản phẩm cơ khí

Kỹ sư cơ khí sẽ trực tiếp tham gia quá trình phân tích, đánh giá và thiết kế bản vẽ các sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra. Bạn cũng sẽ là người gia công hoặc giám sát việc gia công sản phẩm mẫu cho đến khi đạt tiêu chuẩn theo đúng bản thiết kế. Sau đó, bạn sẽ lắp đặt, kiểm tra, cho chạy thử nghiệm và nghiệm thu sản phẩm mẫu.

2.2. Hoàn thiện dây chuyền sản xuất

Kỹ sư cơ khí sẽ lắp đặt các thiết bị máy móc trên toàn hệ thống dây chuyền sản xuất trong nhà máy, xí nghiệp, công trình… Hằng ngày tiến hành theo dõi, kiểm tra, kịp thời phát hiện sự cố và khắc phục nhanh nhất, đảm bảo không ảnh hưởng tiến độ sản xuất.

2.3. Bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị

Những việc làm hấp dẫn

Giám Đốc Nhà Máy (Cơ khí)

Hà nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc Cơ khí/ Máy móc, Quản lý điều hành , Sản Xuất

Trưởng Phòng Kỹ Thuật (Dập)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Cơ khí/ Máy móc, Kỹ sư Công Nghiệp (IE)/Cải tiến sản xuất

Nhân Viên QC Kích Thước

TP.HCM Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất

Kỹ Sư SMT

Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất

Hệ thống dây chuyền, máy móc thiết bị vận hành ổn định chính là trách nhiệm của kỹ sư cơ khí. Vì vậy, mỗi ngày đã kiểm tra hiệu quả hoạt động, sửa chữa khi phát sinh rồi nhưng định kỳ hằng tuần, hằng tháng, bạn vẫn phải tiến hành bảo trì, bảo dưỡng. Cho máy nào tạm nghỉ bảo dưỡng,  máy nào sẽ tăng năng suất đề bù vào sẽ do kỹ sư cơ khí quyết định và chịu trách nhiệm.

2.4. Cập nhật, đề xuất phương án cải tiến hệ thống máy móc, thiết bị

Tốc độ và chất lượng sản phẩm phải được chú trọng cải tiến không ngừng. Kỹ sư cơ khí sẽ chủ động cập nhật những xu hướng phát triển công nghệ cơ khí trong lĩnh vực ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động. Phối hợp cùng các phòng ban khác như phòng tài vụ, phòng sản xuất, phòng nhân sự… để lựa chọn những cải tiến phù hợp nhất với năng lực của doanh nghiệp. Trực tiếp đề xuất và thuyết phục ban lãnh đạo tiến hành cải tiến.

2.5. Một số nhiệm vụ khác

- Thiết lập báo cáo tình hình vận hành, sử dụng máy móc thiết bị định kỳ                      

- Hỗ trợ phòng sản xuất 24/7 khi phát sinh sự cố máy móc

- Tham gia công tác tuyển dụng, đào tạo kỹ sư cơ khí mới…

kỹ sư cơ khí  làm gì
>>> Một ngày làm việc của kỹ sư cơ khí như thế nào

3- Những tố chất cần có ở kỹ sư cơ khí 

Công việc nào cũng có những đặc thù riêng, hay nói cụ thể là những khó khăn riêng. Vị trí kỹ sư cơ khí cũng vậy, để vượt qua và hoàn thành nhệm vụ được giao, bạn cần có những tố chất sau :

3.1. Đức tính kiên trì, nhẫn nại

Đây là tố chất quan trọng nhất quyết định bạn có thành công với vai trò kỹ sư cơ khí hay không. Bởi lẽ để cho ra đời một thiết kế máy móc thiết bị hoạt động ưng ý bạn sẽ phải làm đi làm lại nhiều lần, thử nghiệm nhiều phương pháp và nếm trải nhiều thất bại. Nếu bạn không kiên trì, nhẫn nại như Thomas Edison thì bạn sẽ rất dễ chán nản, tự ti rồi bỏ cuộc. Niềm đam mê, sự khao khát kiến tạo ra cái mới sẽ giúp bạn phát huy đức tính này.

3.2. Khả năng tính toán, tư duy tốt

Năng lực phân tích, tư duy trong đầu đến hiện thực hóa tính toán trên bản vẽ thiết kế là trợ thủ đắc lực cho kỹ sư cơ khí. Một bộ bánh răng có thể ăn khớp với nhau cũng nhờ sự tính toán chuẩn xác đó. Những gì bạn tạo ra không còn dành riêng cho bạn nữa mà sẽ phục vụ cho cả doanh nghiệp, nên bạn không có nhiều thời gian mà phải đẩy nhanh tiến độ, do đó đòi hỏi khả năng tính toán, tư duy cao.

3.3. Linh hoạt xử lý vấn đề

Cách này không được, phương án này không khả thi, bạn phải nhanh chóng liên kết kinh nghiệm, kiến thức phán đoán ngay nên điều chỉnh chi tiết nào, giữ lại phần thiết kế nào, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh. Nhạy bén, tốc độ và hiệu quả là yếu tố mà doanh nghiệp luôn kỳ vọng ở bạn.

3.4. Tập trung cao độ

Khi làm việc người kỹ sư cơ khí không được phép lơ là, sao nhãng mà phải tập trung cao độ. Yêu cầu này xuất phát từ việc bảo đảm an toàn lao động, không chỉ cho bạn mà cho tất cả những nhân viên sử dụng hệ thống dây chuyền do bạn lắp đặt. Một sai sót nhỏ có thể gây hậu quả lớn về người và tài sản.

3.5. Học, học nữa, học mãi

Công nghệ phát triển không ngừng, đôi khi trường lớp cũng không tạo kịp giáo án để mở lớp dạy, trong khi doanh nghiệp cần bắt kịp xu thế để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí, tăng hiệu suất. Vì vậy, kỹ năng tự học, đam mê tìm tòi nghiên cứu chính là tố chất bạn cần phát triển. Mạng internet ngày nay đã không còn xa lạ gì nữa, những kiến thức toàn cầu sẽ hiện diện trước mắt bạn chỉ với vài câu tìm kiếm trên google, đừng bỏ lỡ tiện ích to lớn mà thời đại dành cho thế hệ của các bạn nhé.

tuyển dụng kỹ sư cơ khí
>>> Những điều bạn nên biết về Kỹ sư cơ khí giỏi 

3.6. Đam mê nghiên cứu, sáng tạo máy móc

Khi đam mê bạn sẽ không cảm thấy mình đang đi làm, đang phải chịu áp lực, mà là đang tận hưởng những niềm vui trong quá trình khai phá thiết kế mới. Với người kỹ sư cơ khí, muốn duy trì sự đam mê, trước hết bạn nên xác định loại hình cơ khí mà bạn yêu thích, chẳng hạn cơ khí ô tô, cơ khí chế tạo máy, robot tự động hóa, hệ thống lạnh, thiết kế dây chuyền sản xuất…

4- Lộ trình thăng tiến nghề kỹ sư cơ khí 

Để trở thành kỹ sư cơ khí, bạn sẽ phải trải qua 5 – 5,5 năm theo học chuyên ngành cơ khí tại các trường đại học. Lộ trình thăng tiến từ khi ra trường đa phần sẽ theo các cấp bậc sau

4.1. Nhân viên cơ khí 

Vai trò đầu tiên bạn sẽ đảm nhận là vị trí nhân viên cơ khí. Lúc này bạn đã là một kỹ sư, nhưng kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, thậm chí là chưa có. Ưu điểm của bạn chính là lượng kiến thức cơ khí được đào tạo bài bản từ nhà trường và tố chất của một kỹ sư cơ khí. Vì vậy, đừng nóng vội, hãy tập trung học hỏi từ các anh chị đi trước, họ có cả một kho kinh nghiệm thiết kế sáng tạo cơ khí thực tế mà bạn cần học hỏi.

4.2. Chuyên viên cơ khí 

Sau khoảng 02 năm làm việc chuyên môn, bạn sẽ được công nhận như một chuyên viên cơ khí, lúc này, bạn sẽ được bố trí tham gia với vai trò thành viên triển khai cho một số dự án thiết kế cơ khí. Đây là cơ hội để bạn học hỏi quy trình hoàn thành một dự án thiết kế hiệu quả sẽ như thế nào, đồng thời hãy học cả cách quản lý, điều hành nhóm dự án của trưởng nhóm, sẽ rất hữu ích cho bạn sau này.

4.3. Trưởng phòng cơ khí (Trưởng phòng kỹ thuật) 

Làm việc ở vị trí chuyên viên sau khoảng 02 – 03 năm, tích lũy nhiều kinh nghiệm thực chiến thông qua các dự án lớn nhỏ, bạn đủ năng lực để ngồi vào vị trí trưởng nhóm hoặc trợ lý trưởng phòng, thậm chí được đề bạt lên trưởng phòng. Nếu cơ hội đề bạt chưa đến, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vị trí trưởng phòng cơ khí ở các doanh nghiệp khác, rút ngắn lộ trình thăng tiến cho bản thân.

4.4. Giám đốc cơ khí (Giám đốc kỹ thuật) 

Vị trí này chỉ có ở những doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia,nơi có nhiều ngành nghề,nhiều dòng sản phẩm, kèm theo nhiều phòng ban cơ khí chuyên trách. Người đảm nhận vai trò giám đốc cơ khí không chỉ cần chuyên môn cơ khí đa dạng, chuyên sâu, mà năng lực lãnh đạo, quản lý nhân sự cũng được yêu cầu rất cao. Vì vậy, ứng viên phải có trên dưới 10 năm kinh nghiệm, trong đó ít nhất 03 – 05 năm ở vị trí trưởng phòng cơ khí.

việc làm kỹ sư cơ khí
>>> Yêu cầu của Kỹ sư cơ khí tại các tập đoàn đa quốc gia

5- Mức lương của kỹ sư cơ khí 

Phụ trách công việc mang tính đầu tàu, nền tảng trong doanh nghiệp nên kỳ vọng nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên kỹ sư cơ khí khá cao. Bù lại, chính sách đãi ngộ sẽ rất tốt, bao gồm lương cứng, phúc lợi, thưởng thành tích, thưởng dự án ... Nói riêng về lương cứng:

- Sinh viên mới ra trường, lương dao động từ 08 – 12 triệu đồng/ tháng

- Chuyên viên cơ khí, lương dao động từ 10 – 18 triệu đồng / tháng

- Trưởng phòng cơ khí, dao động từ 17,4 – 69 triệu đồng/ tháng.

- Giám đốc cơ khí , mức lương trong khoảng 30,6 – 90 triệu đồng/tháng

Trong số các ngành học, kỹ sư cơ khí là chuyên môn mang đến cơ hội học tập sáng tạo rất lớn, bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán như những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại. Đảm nhận vị trí này, bạn sẽ tìm thấy những thú vị ít ai biết, não bộ luôn được kích thích vận động linh hoạt. Nhu cầu tuyển dụng cao, đãi ngộ tốt nên quân sư TalentBold tin chắc bạn sẽ không phải lo về cơ hội việc làm, chỉ cần tập trung trau dồi tố chất và nghiệp vụ, thành công sẽ sớm thuộc về bạn.  

Dịch vụ trợ lý tuyển dụng
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng