maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Nghệ thuật quản lý

Làm Sếp phải biết quản lý bản thân thì mới quản lý được nhân viên

Làm Sếp phải biết quản lý bản thân thì mới quản lý được nhân viên

Muốn quản lý nhân viên hiệu quả, người làm Sếp phải nhận được sự tin tưởng và tôn trọng từ nhân viên của họ. Đồng nghĩa, bạn phải là tấm gương tốt để nhân viên nhìn vào học tập và làm theo. Đó là lý do quân sư TalentBold luôn hướng mọi người ý thức quan điểm làm Sếp phải biết quản lý bản thân thì mới quản lý được nhân viên.

MỤC LỤC 
1- Quản lý thời gian
2- Quản lý cảm xúc
3- Quản lý cách ứng xử
4- Quản lý lời nói   

5- Quản lý suy nghĩ
6- Quản lý năng lượng làm việc
7- Quản lý cuộc sống cá nhân


TalentBold là gì

Mỗi bản thân chúng ta là một cá thể với muôn vàn nét riêng. Do đó, quản lý bản thân là sự quản lý toàn diện nhiều khía cạnh từ cảm xúc, tinh thần đến hành vi ứng xử. Với bạn ở cương vị một người Sếp thì đây là danh sách những nội dung mà bạn cần chú tâm quản lý:

1- Quản lý thời gian 

Mỗi người đều có 24 tiếng mỗi ngày, hơn 1/3 thời gian chúng ta dành cho công việc nhưng chưa chắc đã đủ. Với một người Sếp, khối lượng công việc đã nhiều lại ảnh hưởng ở tầm vĩ mô, chất lượng cũng được lãnh đạo yêu cầu cao. Vì vậy, năng lực quản lý thời gian sẽ hỗ trợ rất lớn cho quá trình sắp xếp trình tự làm việc, đảm bảo mọi việc được xử lý theo thứ tự ưu tiên, không lo chồng chéo, không lo trễ nải, hạn chế tối đa sai sót.

Nên bắt đầu bằng việc liệt kê công việc cần làm theo lịch trình đã định (có thể theo ngày, tháng, quý, năm). Từ đó, bạn sẽ bổ sung dần những công việc trong cùng một ngày hoặc một tuần, nhờ vậy, không xảy ra tình trạng bỏ sót nhiệm vụ. Vào cuối tuần, hãy dành thời gian để sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc theo ngày. Bạn nên có những khoảng thời gian trống dự phòng cho những vấn đề phát sinh bất ngờ cần xử lý gấp. Nếu không có phát sinh thì lấy đó làm thời gian nghỉ ngơi hoặc đẩy nhanh tiến độ công việc đều tốt cả.

2- Quản lý cảm xúc 

Áp lực càng cao, tính khí càng dễ khó chịu, hay cáu gắt vô cớ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ của bạn và nhân viên. Hãy tâm niệm rằng “ Người mạnh là người nâng người khác trên vai”, dù nhân viên có sai sót thì là Sếp, bạn phải ân cần tìm hiểu và cùng nhau tìm hướng giải quyết. Vậy đó, nhân viên sai còn không nên lớn tiếng, huống hồ nhân viên không làm gì sai mà lại bị gắt gỏng, la rầy vô cớ thì họ sẽ bất mãn thế nào. Bạn còn là đại diện hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt đối tác nữa, lỡ mà họ thấy thái độ thiếu kiềm chế này thì sẽ ra sao.

quản lý cảm xúc
>>>> Xem thêm: Kỹ năng quản lý cảm xúc trong công việc

Bộc lộ cảm xúc là bản năng, có thể kiềm chế cảm xúc đó mới là bản lĩnh. Ngoài việc phát triển năng lực này thông qua sự trải nghiệm thực tế từ nhỏ đến lớn thì trong công việc, bạn có thể áp dụng thêm một số lưu ý:

  • Khi đang tức giận đừng gặp ai cả, đừng gọi điện, nhắn tin cho ai cả. Sếp có phòng riêng đúng không nào,hãy đóng cửa phòng lại, thả lỏng bản thân, hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh trước khi hành động.

  • Tìm hiểu ngọn ngành vấn đề, bao gồm các bên liên quan, các nguyên nhân ẩn chứa trong sự việc. Đừng hồ đồ tỏ thái độ chỉ dựa trên bề nổi vấn đề theo một hướng mà bạn hay bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy ngay lập tức.

  • Những việc làm hấp dẫn

    Oversea Sales Director (Steel Structure)

    Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Quản lý điều hành , Bán hàng Vật liệu xây dựng, Bán hàng (Khác)

    Nhờ đồng nghiệp / trợ lý giải quyết hộ một vấn đề phát sinh mới, không quá quan trọng hoặc là vấn đề nhân viên đang cần tư vấn gấp. Bạn vừa bớt việc để tập trung giải quyết vấn đề lớn hơn, vừa không làm mất hình ảnh của mình...

3- Quản lý cách ứng xử 

Sếp bên cạnh hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn thì còn là người truyền động lực cho nhân viên cấp dưới, là đại diện giao tiếp với đối tác kinh doanh, là người có năng lực quyết định cao nhất về các mảng chuyên môn với khách hàng. Tầm quan trọng lớn lao như vậy nên bất cứ ứng xử thiếu tinh tế nào cũng có thể đánh mất những nền tảng tốt đẹp mà bạn mất hàng chục năm xây dựng.

Trong mọi tình huống ứng xử, Sếp phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, lắng nghe tích cực và chắt lọc thông tin để đưa vào phân tích. Hãy tự tin chia sẻ quan điểm và định hướng của mình với người đối diện, chưa cần đó phải là giải pháp tốt nhất vì mục đích của bạn là muốn đón nhận thêm nhiều ý kiến đóng góp, tham mưu giúp bạn điều chỉnh cách ứng xử tuyệt hợp tình, hợp lý và hợp ý đối phương nhất. Khi đó ấn tượng thiện cảm mà bạn tạo dựng được sẽ càng được trân trọng.

4- Quản lý lời nói 

Lời nói không có gươm dao nhưng có thể sát thương lòng người rất lớn. Dù là lời nói vô tình nhưng một khi đã thốt ra, bạn sẽ chẳng thể thu hồi lại được. Những lời khen ngợi chưa chắc là đã tốt vì nếu bạn là Sếp mà khen sai người sẽ làm nhân viên không phục, ngược lại lời chê trách chưa chắc đã không hay, vì đó đôi khi lại là lời chê trách tích cực, góp phần định hướng cho nhân viên phương pháp hoàn thiện chất lượng công việc tốt hơn, cũng là bài học cho mọi người xung quanh.

Điều quan trọng quản trị lời nói chính là lựa chọn không gian và ngôn từ. “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” khi hội tụ đủ thì những gì bạn thốt ra sẽ như vàng như ngọc. Muốn vậy, hãy luôn quan sát trước, sau đó lựa chọn ngôn từ diễn tả phù hợp nhất với hoàn cảnh, tính cách của người đối diện và mục tiêu nội dung bạn muốn truyền đạt. Ông bà ta nói “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói là thế”. Với những lời chê trách, bạn nên hẹn riêng nhân viên trong phòng của bạn để góp ý, tránh để nhân viên mất mặt với đồng nghiệp. Còn lời khen đúng người, đúng việc thì hãy công khai nói trước toàn thể nhân viên, để họ lấy đó làm tấm gương cùng phấn đấu.

quản lý lời nói
>>>> Có thể bạn quan tâm: CEO cần tích lũy những kỹ năng quản lý hiệu quả nào?

5- Quản lý suy nghĩ 

Bạn đã bao giờ vì suy nghĩ tiêu cực mà khiến tâm trạng cũng tiêu cực theo, hay khi không thể dứt ra những suy nghĩ chưa có căn cứ mà cứ kéo mình tiếp tục suy luận theo suy nghĩ đó làm mất rất nhiều thời gian quý báu cho công việc chưa. Nếu đã từng như vậy thì bạn cần cân nhắc đến việc rèn luyện năng lực quản lý suy nghĩ của bản thân.

Suy nghĩ là chức năng của bộ não, có suy nghĩ chúng ta mới phân tích và đưa ra những quyết định sáng suốt. Tuy nhiên, tối ưu hiệu quả suy nghĩ không có nghĩa là mãi suy nghĩ, đến mức suy diễn rồi ảo tưởng. Việc suy nghĩ cần đặt theo trọng tâm vấn đề, liên kết với những giá trị khả thi mà suy nghĩ đang mong muốn đạt được. Nếu nhận thấy sẽ mất rất nhiều thời gian, hoặc chưa đủ căn cứ để phân tích tiếp, hãy tạm gác lại để dành không gian suy nghĩ đó cho những việc gấp hơn. Giống như một trong những cách để vượt qua thất bại là phải chấp nhận thất bại vậy, khi đó bạn sẽ gác được suy nghĩ muộn phiền về thất bại đó sang một bên, không suy tư về nó nữa, dành thời gian để làm những việc hữu ích, khả thi mang đến thành công tiếp theo.

6- Quản lý năng lượng làm việc 

Hình ảnh một người Sếp miệt mài, siêng năng làm việc sẽ lan tỏa động lực cầu tiến đến từng nhân viên. Nhưng hình ảnh một người Sếp gục trên bàn làm việc sẽ là nỗi ám ảnh khiến nhân viên không dám cố sức nữa. Cái gì quá cũng không tốt, vì vậy, hãy luôn ý thức rằng chúng ta làm việc là để kiếm sống, để có nhiều điều kiện tận hưởng cuộc sống chứ không phải đang đánh đố sức chịu đựng của bản thân.

Nếu công việc quá bận rộn khiến bạn quên mất nhiều mốc thời gian chăm sóc bản thân, hãy cài báo giờ trong điện thoại để nhắc nhở bạn đến giờ ăn trưa, đến giờ tạm nghỉ ngơi một chút, đến giờ nên đem công việc về nhà xử lý tiếp... Như vậy, cơ thể mới được nạp thêm năng lượng để tiếp tục phấn đấu.

Mặt khác, bạn là Sếp, những gì bạn quản lý ở tầm vĩ mô nhiều hơn, vậy mà số lượng đầu việc vẫn nhiều, điều này có thể là lời cảnh báo về chất lượng phân quyền công việc của bạn có vấn đề. Hoặc bạn đã giao việc sai đối tượng, hoặc trao quyền quá ít, hoặc bạn vẫn can thiệp quá nhiều vào công việc của nhân viên sau khi trao quyền. Tất cả đều là hướng đi sai trong quản lý khiến bạn đã bận rộn sẽ càng bận rộn hơn, cần dành thời gian để ngồi ngẫm nghĩ, nghiên cứu lại tình hình.

quản lý năng lượng làm việc
>>>> Bạn xem thêm: Những kỹ năng quản lý hiệu quả dành cho giám đốc kinh doanh

7- Quản lý cuộc sống cá nhân 

Sếp là đại diện hình ảnh của doanh nghiệp nên việc mở rộng mối quan hệ công việc là cần thiết. Những cuộc gặp mặt, liên hoan, ăn nhậu cứ thế nối tiếp ngày này qua ngày khác khiến tinh thần của bạn luôn mệt mỏi, chất lượng cuộc sống giảm sút thì sao có thể kỳ vọng chất lượng công việc tăng lên.

Bạn cần điều chỉnh lại lịch trình cuộc sống, nên học cách nói lời từ chối với những cuộc hẹn không quan trọng, lấy lý do bận công việc, đang theo học lớp nghiệp vụ tối, về chăm sóc con cái... Dành sức cho đôi ba cuộc gặp mỗi tháng liên quan mật thiết đến thành công những chiến lược phát triển công ty và phát triển cả sự nghiệp của bạn nữa. Hạn chế dùng những thức uống có cồn, tranh thủ tập thể dục ít nhất 30 phút vào hai ngày cuối tuần. Thỉnh thoảng sắp xếp nghỉ phép du lịch cùng gia đình, sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc luôn là bệ phóng cho thành công sự nghiệp.

Làm Sếp phải biết quản lý bản thân thì mới quản lý được nhân viên luôn là kim chỉ nam trong mọi hành động cho những ai đang hoặc có ý định chinh phục những vị trí quản lý cấp cao. Quan niệm này đã được chứng minh qua hiệu quả của nhiều thời đại quản lý, không chỉ giúp bạn chinh phục sự tín nhiệm từ nhân viên, mà còn nâng cao chất lượng công việc được cấp trên giao phó. Ý thức trách nhiệm đối với bản thân và với những cộng sự là cốt lõi nội dung mà quân sư TalentBold chia sẻ trong bài viết này.
 

Dịch vụ trợ lý tuyển dụng
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng