maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Phát triển nghề nghiệp cấp cao

Làm thế nào để tự đánh giá bản thân hiệu quả

Làm thế nào để tự đánh giá bản thân hiệu quả

Tự đánh giá bản thân là bước đi quan trọng trong quá trình hoàn thiện chính mình. Do mỗi người chúng ta đều có những quan niệm, tính cách riêng khi đối diện với một vấn đề, trong đó có việc tự đánh giá bản thân, nên chất lượng tự đánh giá thường mang tính chủ quan, thiếu chuẩn xác. Làm thế nào để đánh giá bản thân hiệu quả là điều bạn đọc đang tìm kiếm, quân sư TalentBold không để bạn chờ lâu nữa, bí kíp sẽ được chia sẻ đến bạn ngay trong bài viết này.

MỤC LỤC
1- Tự đánh giá bản thân là gì?
2- Vai trò của tự đánh giá bản thân
3- Khi nào cần tự đánh giá bản thân
4- Cách tự đánh giá bản thân hiệu quả

Tìm việc làm hấp dẫn tại TalentBold

1- Tự đánh giá bản thân là gì? 

Tự đánh giá bản thân là một kỹ năng mềm quan trọng, mang đến cho mỗi người khả năng đánh giá những khía cạnh thuộc về bản thân một cách khách quan. Những khía cạnh đó bao gồm năng lực, kiến thức, tố chất, tính cách... Nhờ có kỹ năng tự đánh giá bản thân, trước mỗi sự việc phải đối mặt trong cuộc sống, chúng ta biết được mình có thể làm gì và không thể làm gì, từ đó lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất, đảm bảo kết quả xử lý cao nhất.

tự đánh giá bản thân là gì
>>>> Xem thêm: Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc

2- Vai trò của tự đánh giá bản thân 

Sở hữu kỹ năng đánh giá bản thân tốt, chúng ta sẽ có được rất nhiều yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của chính mình:

2.1. Định vị giá trị bản thân

Trong cuộc sống, bạn sẽ tham gia nhiều mối quan hệ xã hội, ở mỗi mối quan hệ, vị thế của bạn sẽ khác nhau. Ví dụ, trong gia đình bạn là một người mẹ, trong công ty bạn là trưởng nhóm, trong lớp học bạn là một sinh viên... Định vị được giá trị bản thân, ở mỗi mối quan hệ bạn sẽ chắc chắn và tự tin khi đối đáp, ứng xử với mọi người, giảm sự sợ hãi hoặc thiếu quyết đoán. 

2.2. Tự tin thể hiện giá trị bản thân

Thế giới bao la, năng lực của chúng ta thì có giới hạn. Bạn không thể giải quyết trọn vẹn mọi khía cạnh trong vấn đề nhưng bạn sẽ giải quyết rất tốt những khía cạnh thuộc về thế mạnh, sở trường. Nhưng muốn làm được vậy, bạn phải nắm chắc bản thân mạnh ở điểm nào thông qua quá trình tự đánh giá bản thân chuẩn xác.

2.3. Hoàn thiện giá trị bản thân

Đánh giá bản thân giúp ta thấy ưu điểm, và cũng cho ta một danh sách nhược điểm. Chấp nhận bản thân không hoàn hảo từ những nhược điểm đánh giá được, chúng ta mới có động lực và cơ sở để tìm kế hoạch rèn luyện khắc phục, hoàn thiện bản thân từng ngày.

vai trò của tự đánh giá bản thân
>>>> Bạn xem thêm: Tiết lộ cách nêu Điểm Mạnh, Điểm Yếu của bản thân trong phỏng vấn tìm việc

3- Khi nào cần tự đánh giá bản thân 

Thời điểm phát sinh nhu cầu tự đánh giá bản thân sẽ không đồng nhất cho mọi người mà tùy thuộc vào tình huống mà từng cá nhân đối mặt, cụ thể:

3.1. Khi làm hồ sơ ứng tuyển

Những việc làm hấp dẫn

Sales Account Manager (Advertising)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Dịch vụ khách hàng , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Bán hàng (Khác)

Export Sales Director (Food)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Xuất nhập khẩu

QA & Lab Manager (Garment/Textile)

Bình Thuận, Khánh Hoà, Ninh Thuận Dệt may/ Sợi/ Giầy da, QA/QC

Japanese Merchandise

Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Người nước ngoài/Việt Kiều

Quality Assurance Manager (Garment)

An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp Dệt may/ Sợi/ Giầy da, QA/QC

Mỗi bản tin đăng tuyển,nhà tuyển dụng đều đưa ra những tiêu chí lựa chọn cụ thể. Bằng việc tự đánh giá bản thân, các bạn ứng viên hiểu được mức độ phù hợp là bao nhiêu, ưu điểm nhiều hơn hay nhược điểm nhiều hơn. Qua đó, quyết định nộp hồ sơ ứng tuyển mới hiệu quả, không làm lãng phí thời gian và công sức của bạn.

3.2. Sau khi tham gia thử việc

Kết thúc quá trình thử việc, doanh nghiệp sẽ yêu cầu nhân viên mới làm một bản tự đánh giá sau khi tham gia thử việc. Lúc này, bạn lại có cơ hội nhìn lại những gì mình đã làm được và những gì cần hoàn thiện hơn trong công việc. Chia sẻ những thông tin này đến nhà tuyển dụng một cách khách quan, nhưng không để mất sự tự tin và nhiệt huyết mà bạn đã thể hiện khi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ kết hợp cùng bản tự đánh giá này và dữ liệu đánh giá từ phía doanh nghiệp để quyết định tuyển dụng chính thức hay thử thách thêm.

khi nào cần tự đánh giá bản thân
>>>> Có thể bạn quan tâm: Trả lời câu hỏi " Bạn hãy tự đánh giá bản thân" khi phỏng vấn

3.3. Khi đứng trước vấn đề phát sinh bất ngờ

Dù là cùng tên gọi nhưng nội dung vấn đề ở mỗi thời điểm đều có những đặc thù riêng. Chỉ có điểm chung là các vấn đề đều phát sinh ngoài dự kiến, khiến bản thân phải xoay xở để giải quyết. Mục đích tự đánh giá bản thân lúc này nhằm xác định những khía cạnh vấn đề bạn đủ khả năng tự giải quyết, đồng thời cũng xác định những khía cạnh vượt quá năng lực để tìm sự hỗ trợ từ các nguồn khác. Nếu tự đánh giá sai mà ôm hết vào mình, bạn sẽ rất vất vả mà kết quả lại không như ý.

3.4. Đánh giá bản thân định kỳ

Trong các tình huống cần tự đánh giá bản thân thì có lẽ đây là tình huống thoải mái nhất, vì hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của bạn, không ai bắt buộc hay thúc ép. Rất nhiều người có thói quen tự đánh giá lại bản thân sau một năm phấn đấu miệt mài. Để xem những nhược điểm đã khắc phục được bao nhiêu, những ưu điểm mới vừa có được, đánh giá xem năm nay mình đã tốt hơn năm trước chưa, và cũng để định hướng hoàn thiện bản thân để năm sau bản thân sẽ còn tốt hơn nữa.

4- Cách tự đánh giá bản thân hiệu quả 

Tự đánh giá bản thân trong không gian chỉ mình ta với ta rất dễ mất đi sự tổng quan xem xét, bị những suy nghĩ, quan niệm chủ quan chi phối, để khắc phục vấn đề này, bạn hãy áp dụng thử những cách tự đánh giá bản thân hiệu quả mà quân sư TalentBold sắp chia sẻ nhé:

4.1. Xác định nội dung bạn cần hướng đến

Hiểu đúng nội dung vấn đề, bạn mới xác định được mình nên tập trung đánh giá khía cạnh nào của bản thân. Dù là vấn đề đã từng gặp vài lần, nhưng hãy tin quân sư, thời điểm khác nhau, không gian khác nhau, chi tiết ẩn chứa trong vấn đề quen thuộc cũng sẽ khác nhau. Do đó, đừng lơ là, chủ quan, bạn cần chú tâm hoàn thành bước khởi nguồn này thật tốt. Cách hiệu quả là đặt ra những câu hỏi để xác định chuẩn xác nội dung vấn đề:

  • Tại sao bạn gặp vấn đề này?

  • Những yếu tố năng lực cần có để giải quyết nội dung mà vấn đề đặt ra?

  • Bạn có yếu tố nào, bạn cần hỗ trợ yếu tố nào? Điểm mạnh, điểm yếu ra sao?...

4.2. Thiết lập mục tiêu khả thi

Dựa trên việc xác định vấn đề và đánh giá năng lực hiện tại của bạn thân, bạn sẽ phân tích và xác định rõ mục tiêu của mình cần/ muốn đạt là gì. Không nhất thiết đó là mục tiêu hoàn hảo nhất, quan trọng đó phải là mục tiêu khả thi ở mức cao nhất mà bạn có thể đạt được (có như vậy mới thôi thúc bản thân bứt phá). 

Bạn nên ghi ra giấy mục tiêu đó, cụ thể hóa bằng những con số chứ đừng theo tiêu chuẩn chung chung như “thi đậu”, “khách hàng hài lòng”, “hoàn thành đúng quy định”... Vì bạn cần mức thang điểm để sau này so sánh kỳ vọng mà bản thân nghĩ là khả thi và kết quả thực tế đạt được, hơn kém nhau thế nào. Cách này sẽ giúp bạn hiểu rõ mình hơn, tìm ra được lý do sự chênh lệch, cũng như thiết lập mục tiêu tương lai hợp lý hơn.

cách tự đánh giá bản thân hiệu quả
>>>> Xem thêmNhững điểm mạnh trong nghề nghiệp bạn cần chú ý

4.3. Lắng nghe nhận xét từ người xung quanh

Một mình bạn tự nhận xét về chính mình sẽ thiếu tính toàn diện và khách quan. Bạn nên lắng nghe và ghi nhận những nhận xét từ mọi người xung quanh về bạn. Nên chọn những người đáng tin cậy và :

  • Thường xuyên tiếp xúc với bạn để họ có nhiều cơ hội biết những tính cách ẩn sâu trong bạn, chứ những người lâu lâu mới gặp hoặc đa phần chat trên mạng thì nhận xét của họ sẽ không toàn diện.

  • Thân thiết với bạn để họ không ngại nói ra những nhược điểm có thể khiến bạn hơi hụt hẫng nhưng “thuốc đắng giải tật, sự thật mất lòng” đó mới chính là điều mà bạn cần tìm kiếm.

  • Đa dạng nhiều đối tượng (người thân gia đình, bạn học, đồng nghiệp...) để lượng thông tin mà bạn có được đáp ứng nhiều môi trường phát sinh yêu cầu tự đánh giá bản thân khác nhau.

4.4. Không nóng vội

Đánh giá bản thân cần thu thập thông tin, cần phân tích so sánh, phản hồi kiểm chứng từ mọi người xung quanh... nên bạn đừng nóng vội. Mục tiêu của chúng ta là đánh giá đúng, chuẩn giá trị bản thân, nên nếu vội vàng để có một kết quả hời hợt thì cũng chẳng mang lại thông tin có giá trị như ta mong muốn. Cần dành thời gian ít nhất 02 ngày nếu bạn đang cần hoàn thiện tự đánh giá gấp như khi nộp hồ sơ ứng tuyển, còn lại có thể dành 4 – 5 ngày .

4.5. Kết quả thực tế phản ánh giá trị thực tế

Những đánh giá tự bản thân thực hiện kỹ lưỡng đến mức nào, dù có sự hỗ trợ khách quan từ những người thân thiết đáng tin cậy thì vẫn sẽ có độ sai sót nhất định. Chính thực tế giải quyết vấn đề mới cho bạn câu trả lời chuẩn xác nhất về mức độ năng lực của mình. Hãy ghi nhận lại những giá trị này, đây là nền tảng dữ liệu cực kỳ giá trị để bạn hiểu rõ bản thân, đồng thời phục vụ cho những kế hoạch khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm mà bạn sẽ triển khai trong tương lai.

Có ý thức tự đánh giá bản thân là điều tốt, nhưng quan trọng hơn vẫn là làm thế nào để tự đánh giá bản thân hiệu quả. Bởi lẽ, đánh giá sai sẽ dẫn đến niềm tin sai, dẫn đến hành động sai, như vậy thời gian, công sức chúng ta bỏ ra để tự đánh giá xem như lãng phí. Hiểu được hệ lụy này nên những kinh nghiệm quân sư TalentBold chắt lọc và gửi đến đều có sự kiểm chứng từ thực tế áp dụng của nhiều người, tính khả thi cao, mà cách thức áp dụng cũng rất đơn giản, phù hợp cho tất cả mọi người.

Dịch vụ trợ lý tuyển dụng
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng