maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cho nhà tuyển dụng

Những nguyên nhân ứng viên "bùng phỏng vấn" và cách hạn chế

Những nguyên nhân ứng viên "bùng phỏng vấn" và cách hạn chế

Làm công tác tuyển dụng chắc hẳn không ít lần phòng nhân sự của doanh nghiệp gặp tình trạng ứng viên hủy phỏng vấn vào phút chót, khiến toàn đội ngũ phỏng vấn bị động. Mặc dù không thể xóa bỏ tình trạng này nhưng việc hạn chế thì hoàn toàn có thể. Dưới đây, quân sư TalentBold sẽ chia sẻ cùng bạn những nguyên nhân ứng viên “bùng phỏng vấn” và cách hạn chế hiệu quả nhất.

MỤC LỤC
1 - Những nguyên nhân ứng viên "bùng phỏng vấn"
2 - Bí quyết hạn chế ứng viên không đi phỏng vấn
     2.1. HR hướng dẫn tận tình       
     2.2. Linh hoạt sắp xếp lịch hẹn
     2.3. Thân thiện với ứng viên
     2.4. Đẩy nhanh tiến độ sàng lọc hồ sơ
     2.5. Phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng


Tuyển dụng

1 - Những nguyên nhân ứng viên "bùng phỏng vấn" 

Những lý do ứng viên hủy phỏng vấn phút cuối đều xuất phát từ ứng viên, nhưng có thể là lý do chủ quan cũng là lý do khách quan mà ứng viên không thể điều chỉnh được. Cụ thể, đây là những tình huống thường gặp nhất:

1.1. Có việc đột xuất                                   

Vào ngày phỏng vấn, phía ứng viên bất ngờ phát sinh những công việc đột xuất khiến ứng viên dù không muốn nhưng buộc phải bỏ buổi phỏng vấn để xử lý trước. Chẳng hạn, trên đường đi phỏng vấn gặp va quẹt giao thông, hoặc trong gia đình có những sự việc cần xử lý gấp mà ứng viên là người duy nhất có năng lực xử lý.

1.2. Quên lịch hẹn

Thường khi đã xác nhận đến phỏng vấn, ứng viên sẽ rất để tập chuẩn bị từ tâm lý đến hồ sơ nên việc quên lịch hẹn thường ít xảy ra. Dù là trường hợp hy hữu nhưng cuộc sống mà, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Nhiều việc căng thẳng thường ngày (như con bệnh, công việc không như ý, hôn nhân trục trặc…) có thể khiến tâm trí ứng viên vô tình quên mất lịch hẹn phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên thông cảm vì thực tâm họ không hề có ý hời hợt với buổi phỏng vấn.

1.3. Chưa sẵn sàng tâm lý

Một lý do chủ quan khá khác là ứng viên chưa tự tin với năng lực, kinh nghiệm và kiến thức của mình. Tình huống này thường phổ biến ở sinh viên mới ra trường vì họ biết sẽ phải cạnh tranh với một số ứng viên có kinh nghiệm. Họ nghĩ rằng tỷ lệ phỏng vấn thành công không cao nên thôi, quyết định không đến phỏng vấn nữa.

1.4. Đã nhận được thông báo trúng tuyển

Trước ngày phỏng vấn tại doanh nghiệp, rất có thể ứng viên đã nhận được lời tuyển dụng từ một doanh nghiệp khác mà ứng viên phỏng vấn trước đó. Hoặc họ cân nhắc và nhận thấy nơi làm việc cũ đã có sự cải thiện nên quyết định chọn ở lại. Cả hai tình huống này đều mang đến cho ứng viên một sự chắc chắn về nơi làm việc mà họ hài lòng rồi nên họ không muốn dành thời gian phỏng vấn ở nơi khác nữa.

1.5. Không tìm được địa điểm phỏng vấn

Đây là một lỗi chủ quan của ứng viên, vì nhà tuyển dụng luôn sẽ thông báo sớm ít nhất 03 - 05 ngày để ứng viên hồi âm xác nhận phỏng vấn và chuẩn bị. Với lượng thời gian này, ứng viên hoàn toàn có thể chủ động tìm kiếm đường đến địa điểm phỏng vấn trước, tránh bị lạc đường vào ngày hẹn phỏng vấn. Nhưng có thể vì ngày thường quá bận rộn, ứng viên chưa có thời gian tìm đường. Nếu là trường hợp này thì hầu hết ứng viên sẽ dùng một lý do khác để tránh mất điểm với nhà tuyển dụng.

2 - Bí quyết hạn chế ứng viên không đi phỏng vấn 

Để có thể sắp xếp một buổi phỏng vấn hiệu quả và chuyên nghiệp, rất nhiều bước công việc phải hoàn thành, kèm theo đó là rất nhiều nhân sự phải cùng sắp xếp thời gian công việc để tham gia công tác tuyển dụng, chẳng hạn như trưởng/ phó phòng chuyên môn, trưởng/ phó phòng nhân sự… nên việc ứng viên “bùng phỏng vấn” sẽ khiến công sức sàng lọc hồ sơ bị lãng phí, lịch trình làm việc của nhiều người bị ảnh hưởng.

Những việc làm hấp dẫn

Để giảm thiểu tối đa những thiệt hại này, người phụ trách liên lạc phỏng vấn nên áp dụng những bí quyết hạn chế ứng viên không đi phỏng vấn sau đây:

2.1. HR hướng dẫn tận tình                           

Dù doanh nghiệp nằm ở những quận trung tâm thành phố thì phòng HR cũng không nên mặc định ai cũng có thể tìm thấy địa điểm phỏng vấn dễ dàng. Khi gửi thông báo mời phỏng vấn, phòng HR cần ghi rõ thông tin người liên lạc có khả năng hỗ trợ ứng viên cả trước/ trong và sau khi phỏng vấn để bất cứ khi nào cần hỗ trợ khẩn cấp, ứng viên đều có thể liên hệ người đó để tìm kiếm thông tin.

Bên cạnh đó, nếu văn phòng công ty nằm ở những đoạn đường khó tìm, hoặc đường một chiều phải vòng lại khá xa, email nên hiển thị kèm hướng dẫn đường đi, vừa nâng cao độ chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng, vừa giúp ứng viên cảm thấy an tâm khi đến phỏng vấn.

2.2. Linh hoạt sắp xếp lịch hẹn 

Những tình huống bất khả kháng như khi có việc đột xuất, gặp sự cố trên đường đi phỏng vấn, quên lịch hẹn do phải chăm con bệnh…, nhà tuyển dụng khoan hãy vội đánh giá ý thức ứng tuyển của ứng viên, mà thay vào đó, hãy linh hoạt hỗ trợ họ điều chỉnh lịch phỏng vấn sang một ngày khác. Phòng nhân sự có thể đề nghị ứng viên đưa ra thời điểm thích hợp với họ trước, sau đó hẹn họ để phía doanh nghiệp trao đổi, sắp xếp và sẽ hồi âm email trong vòng 24 giờ.

Điều này nên thực hiện khi người phụ trách nhận được email hoặc điện thoại giải thích từ phía ứng viên, và họ tha thiết có một buổi phỏng vấn khác để không bỏ lỡ cơ hội ứng tuyển này. Còn trường hợp, ứng viên im lặng, không một lời giải thích thì người phụ trách không cần phải liên lạc để hỏi lý do, vì sự im lặng của họ cũng đã thể hiện ý định “bùng phỏng vấn” chủ động chứ không phải bị động.

2.3. Thân thiện với ứng viên 

Tạo tâm lý thoải mái cho ứng viên là điều mà nhà tuyển dụng nên thực hiện vì vị thế giữa ứng viên và nhà tuyển dụng ngày nay là Win – Win chứ không còn nghiêng hẳn về nhà tuyển dụng nữa. Chủ động mang lại cảm giác an tâm, thoải mái cho ứng viên ngay cả khi chưa gặp mặt trực tiếp cũng chính là một trong những tiêu chí góp phần phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng.

Doanh nghiệp nên cung cấp cho người phụ trách liên lạc phỏng vấn một số zalo riêng để ứng viên có thể nhắn tin hỏi thăm tình hình, nhờ tư vấn, hoặc giải tỏa những tâm lý thắc mắc như “em chưa có kinh nghiệm liệu có cơ hội thành công không chị”, “vị trí này có từng tuyển người học trái ngành không anh?”. Giúp ứng viên tự tin hơn với năng lực của mình cũng chính là đang giúp doanh nghiệp chiêu mộ thật nhiều nhân tài cho mọi vị trí công việc.

2.4. Đẩy nhanh tiến độ sàng lọc hồ sơ 

Để hạn chế tình trạng doanh nghiệp khác giành mất ứng viên giỏi trước, nhà tuyển dụng cần đẩy nhanh tốc độ sàng lọc hồ sơ ứng viên. Hiện nay, với sự hỗ trợ từ các công cụ phần mềm tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp, bộ phận nhân sự sẽ không còn lo tình trạng bỏ sót hồ sơ ứng viên giỏi vì đọc không hết hồ sơ nộp về, doanh nghiệp không còn lo bị cảm tính của người sàng lọc tác động làm sai lệch kết quả đánh giá.

Chi phí đầu tư phần mềm không cao, mà lợi ích mang lại thì rất lớn tính năng đa dạng theo đặc thù tuyển dụng mỗi doanh nghiệp. Cách thức này sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ sàng lọc hồ sơ chuẩn xác, chỉ sau từ 01 – 02 tuần sau khi đăng tin tuyển dụng là đã có thể hẹn ứng viên phỏng vấn.

2.5. Phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng 

Mọi ứng viên đều mong muốn làm việc tại những doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp tốt, môi trường làm việc ổn định. Trước khi trực tiếp tiếp cận để đánh giá thì những hình ảnh quảng bá, tuyên truyền chính sách nhân sự, thứ hạng tốt trong bảng xếp hạng môi trường làm việc, hay tỷ lệ nhân viên chuyển việc hằng năm…. sẽ là thông tin tạo dựng niềm tin mạnh mẽ nhất trong lòng ứng viên.

Chắc chắn một khi thương hiệu nhà tuyển dụng tốt thì khi nhận được lời mời phỏng vấn tuyển dụng, ứng viên sẽ không chần chừ mà xác nhận lịch phỏng vấn. Nỗ lực chuẩn bị chu toàn, ngày nhớ đêm mong chờ đến ngày được trực tiếp đến văn phòng doanh nghiệp, trao đổi trực tiếp cùng đội ngũ tuyển dụng để giành cơ hội việc làm tốt nhất. Tình trạng “bùng phỏng vấn” ở những thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh luôn ở mức rất thấp.

Ứng viên rất cần công việc tốt, doanh nghiệp cũng rất cần ứng viên giỏi góp sức cho sự phát triển của tổ chức. Vì vậy, không chỉ ứng viên nỗ lực mà cả phòng nhân sự của doanh nghiệp cũng cần chủ động khắc phục những nguyên nhân ứng viên “bùng phỏng vấn”. Cách hạn chế tình trạng này được quân sư TalentBold chia sẻ trong bài không phải mang tính nhất thời, mà đó là xu hướng thời đại. Càng áp dụng thành công sớm, năng lực cạnh tranh tuyển dụng của doanh nghiệp càng được nâng cao hiệu quả. 

Tạo CV

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng