maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Phát triển sự nghiệp

Thái độ làm việc là gì? Các tiêu chuẩn về thái độ làm việc

Thái độ làm việc là gì? Các tiêu chuẩn về thái độ làm việc

Kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ giúp chúng ta nâng cao khả năng làm việc độc lập nhưng để có thể làm việc nhóm hiệu quả thì những yếu tố này chỉ là điều kiện cần, còn thiếu điều kiện đủ. Và điều kiện đủ mà quân sư TalentBold muốn nhắc đến đó chính là thái độ làm việc. Một người dù năng lực giỏi đến đâu nhưng thái độ làm việc tệ thì con đường sự nghiệp sẽ rất gập ghềnh, vì vậy, hãy rèn luyện thái độ làm việc chuyên nghiệp ngay và luôn thôi.

MỤC LỤC:
1- Thái độ làm việc là gì?
2- Vai trò quan trọng của thái độ làm việc
3- Thái độ làm việc nào được đánh giá cao?
4- Các tiêu chuẩn cụ thể về thái độ làm việc

   4.1. Thái độ làm việc của người Nhật
   4.2.  Thái độ làm việc của người Hàn
   4.3. Thái độ làm việc của người Châu Âu
   4.4. Thái độ cần có khi làm việc nhóm

5- Cách để cải thiện và duy trì thái độ làm việc chuyên nghiệp

Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn>>> Xem thêm: Việc làm tiếng Trung

1- Thái độ làm việc là gì? 

Thái độ làm việc là cụm từ đề cập đến năng lực nhận thức và cách hành xử của người lao động trong môi trường làm việc. Theo đó, tùy vào tình huống, cấp bậc và văn hóa doanh nghiệp mà mỗi cá nhân sẽ có sự điều chỉnh thái độ làm việc khác nhau.

Một số bạn đọc cho rằng thái độ làm việc giống như tính cách con người nhưng thực tế, yếu tố này có cấp độ cao hơn. Bởi lẽ, tính cách thuộc về bản năng, còn thái độ làm việc còn có sự tiết chế bản năng, điều chỉnh “cái tôi” của bản thân để hòa nhập với tập thể nơi công sở.

Khi đánh giá, thái độ làm việc được phân làm hai thái cực:

1.1. Thái độ làm việc tích cực

Thể hiện ở những nhân sự có nguồn năng lượng làm việc dồi dào, ở họ luôn hiện diện sự nhiệt huyết dành cho công việc, chịu khó học hỏi và không ngại khó khăn. Người có thái độ làm việc tích cực sẽ luôn tôn trọng mọi người, tuân thủ tốt kỷ luật, chủ động và tận tâm phối hợp hoàn thành công việc cùng tập thể.

1.2. Thái độ làm việc tiêu cực

Xét về thái độ làm việc tiêu cực thì có hai nhóm đối tượng:

  • Một là người miễn cưỡng đến nơi làm việc trong trạng thái tinh thần uể oải, mệt mỏi, chán nản. Thái độ này khiến cho chất lượng công việc chậm trễ, hiệu suất thấp.

  • Hai là người có năng lượng làm việc, năng nổ với nhiệm vụ được giao nhưng lại có “cái tôi” quá lớn. Sẵn sàng tranh luận, đôi co với đồng nghiệp chỉ để chứng minh ý kiến của mình là tốt nhất, vai trò của mình là quan trọng nhất. Họ thường đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho lãnh đạo, ít nhận ra cái sai từ phía bản thân.


Thái độ làm việc là gì

Những việc làm hấp dẫn

Phiên Dịch Tiếng Trung (Sản Xuất)

Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá Biên phiên dịch , Sản Xuất

Phó Giám Đốc Kinh Doanh (Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung)

Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic

Kế Toán Tổng Hợp (Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung)

Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất

Nhân Viên Thiết Kế (May Mặc, Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung)

Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Nghệ thuật/Thiết kế

Trưởng Phòng Mua Hàng (Tiếng Trung & Tiếng Anh)

Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Sản Xuất , Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng , Viễn Thông / Điện tử

>>> Bạn có thể xem thêm: Phong cách làm việc của doanh nghiệp Nhật Bản

2- Vai trò quan trọng của thái độ làm việc 

Trong một doanh nghiệp, thái độ làm việc tích cực của đội ngũ nhân lực có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của tổ chức:

2.1. Thôi thúc tính tự giác học hỏi

Thái độ làm việc tốt giúp mỗi nhân viên ý thức được trách nhiệm của mình với công việc. Vì vậy, họ luôn ghi nhận hiệu quả những gì được truyền đạt, hướng dẫn nhưng sẽ không dừng lại ở đó. Bản thân mỗi người từ thực tế công việc sẽ chủ động tìm tòi, học hỏi, nâng cao hiệu quả làm việc và mang lại nhiều sáng kiến có giá trị cho tổ chức.

2.2. Nâng cao hiệu quả làm việc nhóm

Một trong những biểu hiện rõ nét của người có thái độ làm việc tốt chính là sự tôn trọng mà họ dành cho mọi người xung quanh. Yếu tố này giúp cho quá trình hợp tác trong những nhiệm vụ đội nhóm thuận lợi hơn, dễ dàng trao đổi và thống nhất giải pháp tốt nhất cho mọi vấn đề.

2.3. Đoàn kết hướng đến mục tiêu chung

Dung hòa “cái tôi” cá nhân để đáp ứng mục tiêu chung của tập thể chính là nền tảng xây dựng tin thần đoàn kết hướng đến mục tiêu chung của nhân sự trong doanh nghiệp. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng dẫn lối thành công cho doanh nghiệp trước những khó khăn, thử thách mà nền kinh tế cạnh tranh mang lại.

2.4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực

Những lời tuyên truyền không thể hiệu quả bằng hành động cụ thể. Thông qua những cá nhân có thái độ làm việc tích cực và những điều tốt đẹp mà họ nhận được từ ban lãnh đạo doanh nghiệp, từng thế hệ nhân viên tiếp nối sẽ học hỏi và phát huy ý thức này, góp phần xây dựng thành công một môi trường làm việc đầy nhiệt huyết và tinh thần hợp tác, tốt cho cả thương hiệu kinh doanh và thương hiệu nhà tuyển dụng.

Thái độ làm việc

3- Thái độ làm việc nào được đánh giá cao? 

Dưới đây là những biểu hiện thái độ làm việc tích cực được các nhà tuyển dụng đánh giá cao:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật doanh nghiệp đặt ra, đó là quy định chung và bạn đã chấp nhận tham gia vào tổ chức thì phải tuân thủ quy định chung đó.

  • Chủ động làm việc, chủ động học hỏi không ngừng dựa trên những nền tảng công việc được giao phó, đảm bảo khả năng tiếp quản công việc nhanh nhất và giải quyết vấn đề phát sinh hiệu quả nhất.

  • Kiểm soát tốt “cái tôi” để hòa nhập hiệu quả cùng đội nhóm, cư xử ôn hòa, tôn trọng mọi người. Biết lắng nghe và phản biện tích cực, không để những xung đột cá nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của tổ chức.

  • Trung thực, cương trực, dám chấp nhận thất bại và nỗ lực tìm cách khắc phục, không thoái thác trách nhiệm. 

  • Trân trọng, biết ơn mọi sự giúp đỡ dù nhỏ nhất từ đồng nghiệp hoặc ban lãnh đạo, báo đáp bằng chính hiệu suất làm việc cao.

4- Các tiêu chuẩn cụ thể về thái độ làm việc 

Những nội dung tổng hợp sau đây sẽ cho bạn thấy thái độ làm việc có tác động mạnh mẽ thế nào đến thành công của cả tập thể hoặc của một nền kinh tế:

4.1. Thái độ làm việc của người Nhật

Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên, lại hay xảy ra động đất nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn trở thành một trong bốn con rồng kinh tế Châu Á. Thành công này đến từ thái độ làm việc mà người Nhật đã được rèn luyện từ khi còn nhỏ:

  • Giao tiếp khéo léo, giữ phép lịch sự và tôn trọng mọi người

  • Luôn biết ơn và sẵn sàng chịu trách nhiệm đúng lúc, đúng hoàn cảnh.

  • Hạn chế xung đột xuống mức thấp nhất thông qua cách giao tiếp, ứng xử khéo léo

  • Tính kỷ luật rất cao, tuân thủ mọi nguyên tắc trong môi trường làm việc

  • Luôn đúng giờ, chủ động trong phần việc mà mình đảm nhận

  • Đặt hiệu quả công việc lên trên hết, không ngại làm thêm giờ, không ngại nhận thêm việc

  • Đề cao lòng trung thành, người Nhật rất ít chuyển việc, họ có thể làm một công việc tại một doanh nghiệp cho đến khi về hưu.


Tiêu chuẩn thái độ làm việc

>>> Bạn có thể quan tâm: Phong cách làm việc của doanh nghiệp Hàn Quốc

4.2.  Thái độ làm việc của người Hàn

Cạnh tranh việc làm ở Hàn Quốc rất khốc liệt, vì vậy, để có thể trụ vững, người lao động Hàn luôn đề cao thái độ làm việc tích cực mang đậm phong cách cạnh tranh:

  • Tôn trọng thứ bậc chức vụ, cho dù người đó nhỏ tuổi hơn nhưng cấp bậc cao hơn, bạn vẫn phải cư xử với sự tôn trọng và chú trọng từ lời chào hỏi đến kính ngữ khi giao tiếp vì người Hàn rất cao trọng thể diện.

  • Sẵn sàng tiếp nhận việc vặt, sự nhờ vả từ cấp trên hoặc đồng nghiệp có thâm niên trong doanh nghiệp. Việc từ chối hoặc làm với thái độ thiếu tự nguyện sẽ được xem là thái độ làm việc tiêu cực.

  • Mức độ hướng dẫn nhân viên mới sẽ tùy thuộc vào văn hóa doanh nghiệp và sự nhiệt tình của người hướng dẫn. Đồng nghĩa, nếu bạn gặp một người hướng dẫn trịch thượng thì bạn vẫn phải chấp nhận, vì đó là văn hóa thứ bậc ở các doanh nghiệp Hàn.

  • Tuân thủ nghiêm ngặt quy định kỷ luật, luôn đúng giờ, nghiêm túc, tận tâm trong công việc.

  • Kết quả công việc là điều quan trọng nhất, vì vậy, bạn phải dồn mọi nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ, thức khuya, làm tăng ca, tự chạy đi tìm dữ liệu…

  • Ưu tiên tính tập thể, do đó, mọi quyết định hoặc hành động mang tính cá nhận hoặc thể hiện “cái tôi” quá lớn đều không được chấp nhận cho dù đó là người có năng lực giỏi, đóng góp nhiều ý tưởng hay.

4.3. Thái độ làm việc của người Châu Âu

Châu Âu làm việc theo phong cách mở, họ tin tưởng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ giúp nâng cao hiệu suất làm việc lâu dài, bền vững

  • Tôn trọng lẫn nhau nhưng không quá gò ép khuôn khổ thứ bậc, cách thức thể hiện ra bên ngoài (cúi đầu chào hỏi, chấp nhận mọi sự sai bảo…) như phong cách làm việc của người Hàn hay Nhật.

  • Khuyến khích sự tranh luận giữa các cá nhân thuộc nhiều cấp bậc để mang đến phương án tốt nhất cho vấn đề. Hoàn thành buổi họp tranh luận căng thẳng, ra ngoài, mọi người vẫn nói chuyện bình thường chứ không hề để bụng, ghét bỏ nhau.

  • Tập trung làm việc hết mình trong khoảng 40 tiếng mỗi tuần, thời gian còn lại để nghỉ ngơi chứ không tăng ca, giúp bản thân cân bằng cuộc sống, tái tạo năng lượng làm việc

  • Tuân thủ kỷ luật, chủ động xử lý công việc trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

  • Chú trọng cả kết quả công việc và quá trình để đạt được kết quả đó.


Cách duy trì thái độ làm việc

4.4. Thái độ cần có khi làm việc nhóm

Làm việc nhóm là yêu cầu tất yếu tại mọi tổ chức hiện nay. Thái độ làm việc của mỗi thành viên cần đảm bảo:

  • Tôn trọng tập thể, dung hòa “cái tôi”, hết lòng vì mục tiêu chung

  • Lắng nghe ý kiến của người khác, phản biện tích cực để xây dựng giải pháp

  • Tôn trọng quyết định cuối cùng của đội nhóm, tiếp quản nhiệm vụ theo sự phân công

  • Nỗ lực hết mình hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao

  • Nhiệt tình hỗ trợ đồng nghiệp khi có thể, đảm bảo kết quả chung đạt kỳ vọng đề ra…

5- Cách để cải thiện và duy trì thái độ làm việc chuyên nghiệp 

Trước áp lực và những thách thức trong công việc, thái độ làm việc tích cực của một nhân viên sẽ gặp nhiều trở ngại để có thể hoàn thiện và duy trì tốt. Hiểu được nguy cơ này, quân sư đã tìm hiểu và tổng hợp những cách thức đơn giản nhưng hiệu quả, giúp bạn đọc dễ dàng cải thiện và duy trì thái độ làm việc chuyên nghiệp:

  • Tự tin vào chính mình, luôn tin rằng mình có thể làm tốt, có thể học hỏi phát triển để làm tốt hơn, có như vậy bản thân sẽ không bị chùn bước trước thử thách.

  • Ý thức trách nhiệm trong từng việc nhỏ nhất, hoàn thành mọi việc một cách chỉn chu nhất có thể.

  • Tôn trọng, đặt mình vào vị trí người khác trước khi phát ngôn hoặc cư xử, bạn sẽ dễ dàng xây dựng nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

  • Học hỏi không ngừng từ yêu cầu trong công việc thực tế, từ thất bại của đồng nghiệp, từ những xu hướng phát triển ngành nghề… sẽ giúp bạn trở thành người thức thời, khó bị đào thải.

  • Hạn chế tiếp xúc với người có thái độ làm việc tiêu cực vì những vấn đề cảm xúc cũng rất dễ “lây”.

  • Nhiệt huyết làm việc, khi khó khăn hãy nhớ lại lý do khiến bạn bắt đầu, và hãy nhớ, xung quanh bạn luôn có quản lý, đồng nghiệp, bạn bè sẵn sàng hỗ trợ.

  • Làm việc bằng tinh thần nhiệt huyết, hãy nhớ về lý do tại sao bạn bắt đầu với nghề khi bạn cảm thấy chán nản.

Thái độ làm việc là sự nhận thức và cách hành xử của người lao động trong môi trường làm việc. Thái độ làm việc tích cực chính là thước đo sự chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của mỗi người. Hai yếu tố này liên quan mật thiết đến hành trình thăng tiến trong sự nghiệp, vì vậy, quân sư TalentBold đặc biệt chia sẻ bài viết này như một cẩm nang nghề nghiệp hữu ích dành cho tất cả mọi người khi tham gia vào môi trường công sở.

Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng