- 420k
- 1k
- 870
Học phần kiến tập sẽ kết thúc bằng một báo cáo kiến tập chi tiết với đầy đủ nội dung về doanh nghiệp nơi bạn kiến tập và những kiến thức bạn đã quan sát, học hỏi, thu thập được tại đó. Thông qua câu chữ, giảng viên sẽ quyết định điểm số của bạn cũng như nội dung sẽ hỏi bạn khi bảo vệ báo cáo. Áp dụng cách viết báo cáo kiến tập hiệu quả mà quân sư TalentBold sắp chia sẻ sau đây, các bạn sinh viên sẽ không còn lo lắng về chất lượng bài báo cáo của mình nữa.
MỤC LỤC
1 - Kiến tập là gì?
2 - Khi nào thì cần đi kiến tập?
3- Vì sao cần làm báo cáo kiến tập
4 - Cách viết báo cáo kiến tập hay
3.1. Cấu trúc của báo cáo kiến tập
3.2. Nội dung của báo cáo kiến tập
3.3. Các tài liệu cần có trong báo cáo kiến tập
3.4. Lưu ý khi viết báo cáo kiến tập
5- Mẫu báo cáo kiến tập
Xem thêm >>>> Tìm việc làm tất cả các ngành nghề tại HRchannels
Kiến tập là một học phần bắt buộc tại các trường đại học, cao đẳng nhưng đặc biệt hơn những học phần khác, đó là sinh viên không ngồi trên ghế giảng đường để tiếp thu kiến thức nữa mà sẽ trực tiếp đến một doanh nghiệp đang hoạt động để tham quan, nhìn, xem thực tế môi trường làm việc như thế nào.
Một lớp hoặc một nhóm sinh viên sẽ đi cùng nhau chứ không đi riêng lẻ. Địa điểm doanh nghiệp sẽ được nhà trường chỉ định, cấp giấy giới thiệu và liên hệ người của doanh nghiệp hướng dẫn. Qua kỳ kiến tập, các bạn sinh viên sẽ có sự gắn kết giữa lý thuyết và thực tế công việc cụ thể hơn, nhận thức tầm quan trọng của kiến thức và định hướng nghề nghiệp tương lai tốt hơn.
Tùy theo quy định của mỗi trường đào tạo mà thời gian kiến tập của sinh viên sẽ khác nhau. Đa phần lần kiến tập đầu tiên đều vào năm thứ 2. Các năm sau đó sẽ tùy vào hệ đào tạo mà quy định, ví dụ đại học sẽ kiến tập thêm 1 – 2 lần nữa, cao đẳng sẽ thêm 1 lần nữa.
Số lần kiến tập sẽ trải đều các năm học giữa, còn năm đầu thì dành thời gian cho các bạn làm quen môi trường học tập mới, năm cuối thì chuẩn bị cho thực tập tốt nghiệp. Lịch trình kiến tập bắt buộc sẽ được nhà trường chỉ định nơi kiến tập, sinh viên không phải tìm. Trường hợp, sinh viên có nhu cầu kiến tập nhiều hơn thì phải tự liên hệ doanh nghiệp mà mình muốn kiến tập, sau khi được chấp thuận thì đến văn phòng khoa để xin giấy giới thiệu với cam kết không ảnh hưởng thời gian lên lớp của các môn học khác.
Viết báo cáo là một phần quan trọng trong quá trình kiến tập hoặc học tập chuyên môn. Dưới đây là một số lý do vì sao cần viết báo cáo kiến tập:
Tổ chức thông tin: Viết báo cáo kiến tập giúp bạn tổ chức và ghi lại thông tin quan trọng về quá trình kiến tập của mình. Bạn có thể mô tả chi tiết về nhiệm vụ đã thực hiện, kỹ năng đã học được, và những trải nghiệm quan trọng.
Tự đánh giá và phân tích: Viết báo cáo kiến tập cho phép bạn tự đánh giá kỹ năng, khả năng và tiến bộ của mình. Bạn có thể phân tích những điểm mạnh và điểm yếu, nhận biết những khu vực cần cải thiện, từ đó xác định những hành động cần thực hiện để phát triển mình hơn.
Chia sẻ kiến thức: Viết báo cáo kiến tập cho phép bạn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với người khác. Báo cáo có thể được chia sẻ với giáo viên, đồng nghiệp hoặc cộng đồng, từ đó tạo ra một diễn đàn để thảo luận, trao đổi ý kiến và học hỏi lẫn nhau.
Ghi nhớ và tham khảo sau này: Viết báo cáo kiến tập là cách để ghi nhớ và lưu trữ thông tin về quá trình học tập. Bạn có thể sử dụng lại báo cáo này trong tương lai khi cần xem lại những kiến thức và kỹ năng đã học được, hoặc khi cần tham khảo trong các tình huống tương tự.
Phát triển kỹ năng viết: Viết báo cáo kiến tập là cách để rèn kỹ năng viết của bạn. Bạn có thể nâng cao khả năng diễn đạt, sắp xếp ý tưởng một cách logic, và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả.
Đánh giá và đánh giá hiệu quả: Viết báo cáo kiến tập giúp đánh giá hiệu quả của quá trình kiến tập. Bạn có thể so sánh mục tiêu đã đề ra ban đầu với những kết quả đạt được, từ đó đánh giá xem liệu quá trình kiến tập đã đáp
Thời gian kiến tập sẽ kéo dài 1 – 2 tuần, sau đó, sinh viên sẽ có khoảng 01 tuần nữa để hoàn thành báo cáo kiến tập. Nhiều trường sẽ chỉ chấm điểm dựa trên bài báo cáo, một số trường sẽ yêu cầu cả bài báo cáo và bảo vệ báo cáo kiến tập. Dù quy định thế nào thì việc hoàn thành báo cáo kiến tập chất lượng vẫn là tiêu chí chắc chắn không thể thiếu.
Dưới đây là những kinh nghiệm viết báo cáo kiến tập hiệu quả mà quân sư TalentBold đã tổng hợp cặn kẽ:
Cấu trúc hay có thể xem như mục lục trong báo cáo kiến tập chất lượng phải đầy đủ các chuyên mục sau:
Trang bìa
Lời mở đầu
Lời cảm ơn
Mục lục
Nội dung chính
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Mỗi chuyên mục sẽ có những nội dung riêng cần thể hiện, quân sư sẽ đi cặn kẽ từng mục để các bạn dễ tham khảo và thiết lập báo cáo cho riêng mình
Nội dung thể hiện ở trang bìa sẽ bao gồm:
Tiêu đề tên trường và khoa đào tạo
Tên đề tài báo cáo kiến tập
Đơn vị (doanh nghiệp) kiến tập
Thời gian kiến tập
Họ tên giảng viên hướng dẫn
Họ tên sinh viên, lớp, khoa, lớp, niên khóa…
Nhà trường sẽ có một quy chuẩn chung về bố cục, màu sắc, thứ tự nội dung trên trang bìa, bạn nên tuân thủ theo để đảm bảo tính đồng nhất.
Chính là phần tổng quan tóm tắt toàn bộ quá trình kiến tập. Có thể nói nôm na, đọc lời mở đầu, người đọc có thể nắm bắt nhanh những thông tin chủ chốt sẽ được chi tiết hóa trong những trang tiếp theo của báo cáo. Do đó, với dung lượng một trang A4, sinh viên cần thể hiện đủ:
Tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của đơn vị kiến tập, tập trung nhấn mạnh những thế mạnh phù hợp với chuyên ngành mà bạn đang theo học.
Khái quát lịch trình, số lượng sinh viên kiến tập trong đợt, chuyên ngành học và nội dung được định hướng tham quan kiến tập tại doanh nghiệp.
Súc tích những gì bạn tích lũy được trong thời gian kiến tập
Cần dành riêng một trang A4 để nói lời cảm ơn người hướng dẫn kiến tập, giảng viên hướng dẫn và nhà trường đã tạo điều kiện cho bạn tham gia kiến tập. Không cần phải viết cả trang, khoảng nửa trang là vừa.
Để giảng viên thuận tiện tham khảo nội dung bài viết, bạn cần dành một trang A4 để liệt kê thứ tự trình bày báo cáo kiến tập, cùng với đó là số trang bài viết. Nội dung mục lục phổ biến gồm có:
Chương 1: Khái quát chung về đơn vị kiến tập
Quá trình hình thành phát triển
Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Sơ đồ bộ máy quản lý toàn đơn vị
Chương 2: Nội dung chuyên đề kiến tập
Phần 1: Cơ sở chuyên đề theo lý thuyết
Khái niệm nội dung chuyên đề
Tầm quan trọng của nội dung chuyên đề
Quy trình triển khai chuyên đề theo lý thuyết đã học
Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công việc khi triển khai
Phần 2: Thực trạng triển khai chuyên đề tại đơn vị kiến tập
Quan điểm của đơn vị về tầm quan trọng của chuyên đề trong sản xuất kinh doanh
Quy trình triển khai chuyên đề theo trình tự thực tế tại đơn vị kiến tập
Tiêu chí đánh giá hiệu quả triển khai chuyên đề tại đơn vị kiến tập
Chương 3: Nhận định thực tế kiến tập
Ưu điểm quy trình triển khai thực tế tại đơn vị kiến tập
Nhược điểm quy trình triển khai thực tế tại đơn vị kiến tập (nên gắn kết cùng lý thuyết)
Chương 4: Bài học kinh nghiệm đúc kết sau kiến tập
Chương 5: Đề xuất kiến nghị đối với nhà trường
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Đây là phần chi tiết các chuyên mục đã đề cập trong phần mục lục. Nội dung thể hiện trong mục này chính là sự xác thực sinh viên thực sự có tham gia kiến tập, có nắm rõ thông tin và có sự nỗ lực quan sát, liên kết lý thuyết với thực tiễn làm việc tại doanh nghiệp kiến tập hay không.
Nội dung sẽ được liệt kê theo dạng gạch đầu dòng, mỗi dòng là một tài liệu tham khảo với đầy đủ thông tin:
Tên tài liệu
Tên tác giả
Năm phát hành
Nguồn in ấn, cung cấp
Những nội dung hỗ trợ hiểu rõ những chi tiết thể hiện trong báo cáo kiến tập như:
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình ảnh
Danh mục từ viết tắt
Bạn nên gom lại ở phần phụ lục, nếu giảng viên cần tra cứu thêm sẽ chủ động tìm đọc rất dễ dàng.
Với nội dung thể hiện đã được đề cập trên đây, để có thể hoàn thiện báo cáo kiến tập chuẩn nhất, sinh viên cần thu thập cho mình một số tài liệu quan trọng để làm vừa có thể tham khảo, vừa có thể đưa vào báo cáo làm dẫn chứng
Nội dung này một phần sẽ có trên website chính thức của doanh nghiệp, một phần bạn có thể tham khảo ở những báo cáo kiến tập mà doanh nghiệp lưu lại của những anh chị khóa trước, hoặc hỏi trực tiếp người hướng dẫn của doanh nghiệp.
Dựa theo danh sách này bạn sẽ biết những nhiệm vụ, thông tin mình cần quan sát, xem xét khi kiến tập để không lo đi chệch hướng, lãng phí thời gian thu thập những dữ liệu không cần thiết. Danh sách này ở đâu ra? Bạn có thể tìm thấy từ:
Yêu cầu của giảng viên hướng dẫn kiến tập
Báo cáo kiến tập từ các khóa trước
Theo sát và tự ghi chép trình tự hướng dẫn kiến tập mà doanh nghiệp chia sẻ đến bạn
Kiến tập chỉ được xem, đọc, nghe chứ chưa được trực tiếp thực hành công việc. Những tài liệu được doanh nghiệp kiến tập cung cấp, ngoài việc trích lọc dữ liệu trong đó đưa vào báo cáo, bạn cần ghi chú lại thông tin tài liệu để ghi ở phần phụ lục báo cáo.
Mỗi ngày kiến tập, lịch trình chi tiết ra sao, bạn cần ghi lại đầy đủ. Giờ có điện thoại thông minh có thể chụp hình, ghi âm nên tình trạng bỏ sót dữ liệu đã được giải quyết triệt để. Những nội dung này khi đưa vào báo cáo cần chuẩn xác, đúng việc, đúng người, vì giảng viên rất có thể sẽ so sánh báo cáo giữa các sinh viên tham gia cùng đợt kiến tập với bạn.
Độ dài toàn bộ báo cáo kiến tập tối đa khoảng 15 – 20 trang A4 với cỡ chữ 13 – 14, kiểu chữ Times New Romans là phổ biến nhất. Ngoài ra có một số lưu ý khi trình bày:
Không nên dùng nhiều màu sắc, chỉ nên dùng chữ đen
Tô đậm, gạch chân, in nghiêng để nổi bật các chuyên mục
Tuyệt đối không để sai lỗi chính tả
Header và Footer ở mỗi trang cần tham khảo ý kiến giảng viên hướng dẫn để làm cho đúng chuẩn
Nội dung kiến tập giống nhau nên sự khác biệt giữa các báo cáo kiến tập sẽ không quá lớn. Nếu có thông tin nào vô tình bị bỏ sót, bạn hoàn toàn có thể hỏi bạn bè để bổ sung cho chuẩn xác.
Trình tự cách viết báo cáo kiến tập hiệu quả đã được chia sẻ tỉ mỉ trong bài viết. Mỗi chuyên ngành học, mỗi trường đào tạo, mỗi giảng viên hướng dẫn có thể sẽ đưa ra những quy định riêng trong báo cáo kiến tập. Vì vậy, các bạn sinh viên cần so sánh những tiêu chuẩn chung mà quân sư TalentBold cung cấp với những yêu cầu riêng tại nơi được đào tạo. Nếu giống nhau thì quá tốt, nếu có chút khác biệt cần bổ sung thì cũng không mất nhiều thời gian lồng ghép vào báo cáo.
BÁO CÁO KIẾN TẬP
Ngày: [Ngày thực hiện kiến tập]
Địa điểm: [Nơi thực hiện kiến tập]
Người viết báo cáo: [Họ và tên của bạn]
Đơn vị/Trường học: [Đơn vị/Trường học liên quan]
GIỚI THIỆU
Mục tiêu của kiến tập: [Mô tả mục tiêu bạn đặt ra cho quá trình kiến tập]
Thời gian thực hiện: [Khoảng thời gian bạn đã tham gia kiến tập]
Địa điểm: [Nơi bạn đã thực hiện kiến tập]
NỘI DUNG KIẾN TẬP
[Mô tả chi tiết các hoạt động, nhiệm vụ và kỹ năng bạn đã học được trong quá trình kiến tập. Cung cấp thông tin cụ thể về công việc đã thực hiện, bài tập đã hoàn thành và những trải nghiệm quan trọng.]
KẾT QUẢ
Đạt được: [Liệt kê những kết quả và thành tựu đáng chú ý bạn đã đạt được trong quá trình kiến tập]
Khó khăn và hạn chế: [Đề cập đến những khó khăn và hạn chế mà bạn đã gặp phải trong quá trình kiến tập]
PHẢN HỒI VÀ ĐÁNH GIÁ
Tự đánh giá: [Tự đánh giá về kỹ năng, khả năng và tiến bộ của mình]
Phản hồi từ người hướng dẫn: [Tóm tắt phản hồi và nhận xét từ người hướng dẫn hoặc người giám sát của bạn]
Đánh giá hiệu quả: [Đánh giá hiệu quả của quá trình kiến tập so với mục tiêu ban đầu]
KẾT LUẬN
Tổng kết: [Tổng kết lại những kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức bạn đã học được trong quá trình kiến tập]
Hướng phát triển: [Đề xuất các hướng phát triển, cải thiện hoặc học tập tiếp theo dựa trên kinh nghiệm từ kiến tập]
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam